CI/CD là gì? Mối quan hệ giữa CI/CD và Agile, DevOps

Hiện tại có khá nhiều công nghệ phát triển phần mềm khác nhau, với mỗi công nghệ lại sở hữu ưu nhược điểm riêng. Tiêu biểu trong số đó là giải pháp công nghệ CI/CD. Vậy CI/CD là gì, vai trò và cách thức hoạt động của nó như thế nào? Cùng Việt Nét tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tổng quan về CI/CD là gì?

CI là gì?

CI (Continuous Integration) là quá trình tích hợp dữ liệu liên tục, cho phép mọi người trong một nhóm có thể thực hiện lưu trữ vào một tệp nhất định. Sau đó CI sẽ tự động chạy, kiểm tra độ chính xác và báo lỗi sai dữ liệu nếu có. Nhờ đó giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, nhanh chóng và tối ưu hóa công sức.

Cách hoạt động của CI đơn giản như sau: Bản mã sẽ được tải lên file tổng hợp lưu trữ, tiếp theo CI tự động nhận dữ liệu và bắt đầu check lỗi dựa trên nhiều thước đo. Trường hợp tìm thấy lỗi sai, CI tự động chỉnh sửa cho phù hợp. Mỗi thao tác dù chỉnh sửa hay xét duyệt đều có báo cáo trả về cho người dùng. Do đó bạn có thể theo dõi dễ dàng từng tiến trình làm việc của phần mềm. 

Tóm lại, toàn bộ quy trình CI diễn ra theo 4 bước tích hợp – kiểm tra – test – report. Với ưu điểm tự động và liền mạch, công nghệ CI giúp các nhà lập trình tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức.

CD là gì?

CD (Continuous Delivery) là quá trình chuyển giao dữ liệu liên tục. Bạn có thể hiểu CD là công nghệ nâng cấp hơn của CI. Nó không chỉ thực hiện nhiệm vụ khởi chạy và tìm kiếm lỗi ở những code đã có sẵn, mà còn chủ động sửa code và thay đổi môi trường testing hoặc staging. Nhờ đó nâng cao chất lượng kiểm tra dữ liệu.

Mặc dù mỗi công nghệ đều sở hữu những lợi thế đặc trưng, song chúng không hoạt động độc lập. Thay vào đó nếu kết hợp CI và CD lại, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều tính năng lợi hại hơn, giúp giảm thiểu chi phí và tránh lãng phí tài nguyên.

CI/CD là gì?

CI/CD là quá trình hoạt động liên tục và tự động hóa. Lúc này cả CI và CD đều được tích hợp vào chu trình phát triển phần mềm. CI/CD thúc đẩy tính năng tự động hóa trong xây dựng, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin.

CI/CD - công nghệ kết hợp giữa CI và CD 
CI/CD – công nghệ kết hợp giữa CI và CD 

Ưu và nhược điểm của CI/CD là gì?

Ưu điểm của CI/CD là gì?

  • Hạn chế tối đa các rủi ro khi triển khai code. Bằng chứng là thông qua nhiều công đoạn kiểm tra và chạy thử ở các môi trường khác nhau một cách đều đặn, CI/CD cho phép người dùng phát hiện lỗi sai nhanh chóng, chuẩn xác và sớm khắc phục lỗi trước khi đưa vào sử dụng.
  • CI/CD giúp chia sẻ mọi dữ liệu công bằng cho các thành viên trong tổ chức. Nhờ đó mọi người đều cập nhật, nắm bắt thông tin mới dễ dàng, đảm bảo công việc phối hợp thuận lợi và có những kế hoạch triển khai phù hợp.
  • CI/CD giúp con người tiết kiệm công sức, thay vì thực hiện thử nghiệm thủ công, bạn có thể tự động hóa công đoạn test, sửa lỗi cho tất cả thành viên, mà vẫn đảm bảo theo dõi tiến độ công việc.
  • Ứng dụng CI/CD giúp sửa lỗi nhanh chóng, thúc đẩy quy trình sản xuất, phản hồi diễn ra trong chớp mắt nếu xảy ra sự cố một cách tiện lợi và tối ưu hơn.

Nhược điểm của CI/CD là gì?

  • Để CI/CD hoạt động hiệu quả và liên tục, các nhà lập trình phải chủ động nâng cấp kiến thức và cập nhật hệ thống CI và CD thường xuyên hơn. Không những thế, người dùng cần biết cách vận hành và có kinh nghiệm trong vận hành chương trình bởi CI/CD vốn rất phức tạp và khó sử dụng.
  • Chi phí đầu tư công nghệ CI/CD khá lớn và tốn kém. 
  • Một số hệ thống lập trình không tương thích với công nghệ CI/CD.

Quy trình CI/CD hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động của CI/CD thường trải qua 3 bước là xây dựng, kiểm tra và thực hiện. Chu trình phát triển phần mềm diễn ra liên tục, đồng nhất theo một vòng tròn khép kín. Nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian và khối lượng công việc đáng kể.

Sau đây chúng tôi sẽ minh họa cách CI/CD hoạt động trong hệ thống web được viết bằng ngôn ngữ PHP cho bạn tham khảo:

  • Bước 1: Tạo mới Repository. Nhất định phải có branch default là master và dev. Các thành phần này đều được cài đặt trên Gitlab 9.
  • Bước 2: Các thành viên tham gia sẽ thêm ode tính năng lên branch dev. Ngoại trừ người sở hữu.
  • Bước 3: Chương trình CI/CD bắt đầu tiến hành chu trình kiểm tra code một cách tự động. Nếu vượt qua quá trình kiểm tra thành công sẽ triển khai trên server beta.
  • Bước 4: Người có nhiệm vụ giám sát sẽ kiểm tra dữ liệu cuối cùng đã được check xong và đưa lên server beta lần nữa. Để chắc chắn rằng không còn lỗi sai nào.
  • Bước 5: Leader của nhóm có trách nhiệm tích hợp code từ nhánh phụ sang nhánh chính.
  • Bước 6: CI/CD tiếp tục test mã nguồn, nếu hoàn tất sẽ cho phép triển khai trên production server.
  • Bước 7: Cuối cùng Leader thông báo cho người kiểm tra vào production để kiểm tra lần cuối. Nếu xác nhận OK sẽ cho triển khai rộng rãi. Ngược lại, ấn nút triển khai để hệ thống chủ động trở về trạng thái trước đó và thao tác lại từ đầu.
Quy trình hoạt động của CI/CD
Quy trình hoạt động của CI/CD

Các ứng dụng nào đã tích hợp công nghệ CI/CD?

Một số ứng dụng đã và đang khởi chạy thành công công nghệ CI/CD là:

  • Jenkins.
  • Bamboo.
  • TeamCity.
  • Microsoft VSTS.
  • Travis CI.
  • GitLab CI.
  • Circleci.
  • Codeship.
  • AWS Codepipeline.
  • Go CD.
  • Urbancode deploy.

Mối liên hệ giữa CI/CD, Agile và DevOps là gì?

CI/CD, Agile và DevOps có mối liên hệ tương đối chặt chẽ. Chúng đều nằm trong top 3 công cụ hỗ trợ xây dựng ứng dụng tuyệt vời cho doanh nghiệp. Mỗi công nghệ đảm nhiệm vai trò, chức năng riêng và có thể tạo nên sự khác biệt vượt trội nếu như kết hợp cùng nhau. Cụ thể như sau:

  • Agile – Công nghệ vận hành dựa trên tiến trình lặp lại theo chu kỳ. Mỗi vòng quay lặp lại có thể giải quyết tốt các tồn đọng trong chương trình, từ đó loại bỏ các rào cản, kích thích tăng trưởng nhanh, và bảo mật khá tốt.
  • CI/CD: Công nghệ hỗ trợ kiểm tra thường xuyên và liên hoàn. Quy trình hoạt động của CI/CD khá tốn kém, bù lại hiệu suất hoạt động rất tốt, đảm bảo đáp ứng công việc của doanh nghiệp một cách tự động hóa theo vòng tuần hoàn. Bên cạnh đó, CI/CD cũng có tính năng chia sẻ đến các thành viên, giúp mọi người luôn cập nhật công việc nhanh chóng.
  • DevOps – Công nghệ tập trung giải quyết các hạn chế của tài nguyên. Trách nhiệm chính của DevOps là giảm thiểu nhiều nhất tác động tiêu cực trong quá trình sản xuất, đồng thời mang lại hiệu năng và chất lượng công việc.
Mối liên hệ giữa CI/CD, Agile và DevOps
Mối liên hệ giữa CI/CD, Agile và DevOps

Lời kết

Với những thông tin chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ CI/CD vào thực tiễn, hỗ trợ viết code và phát triển phần mềm tuyệt vời. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ khái niệm CI/CD là gì, ưu nhược điểm và cách thức hoạt động của nó để khai thác tối đa công dụng đối với công việc nhé.


Thiết kế website

Rate this post

Bình luận