USP là gì? 5 bước giúp bạn xác định USP của sản phẩm
Nội Dung ChínhUSP là gì?Vai trò quan trọng của USP là gì?Xây dựng các chiến dịch quảng cáo hiệu quảVai trò của USP là gì? – Tăng lợi thế cạnh tranhTạo cho thương hiệu một chỗ đứng vững chắc Làm thế nào để xác định được USP của sản phẩm?Bước 1: Bạn cần đặt mình vào … Tiếp tục đọc USP là gì? 5 bước giúp bạn xác định USP của sản phẩm
USP là một trong những yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp/công ty có đi đến thành công hay không? Vậy USP là gì? Tại sao USP lại quan trọng đối với các doanh nghiệp/công ty? Làm như thế nào để phát triển USP? Và các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã sử dụng USP gì? Cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
USP là gì?
USP là từ viết tắt 3 chữ cái đầu của cụm từ Unique Selling Point (hay unique selling proposition), được gọi là điểm bán hàng độc nhất. Nó là một yếu tố để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Một số USP thường gặp: chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường hoặc một số khác biệt khác.
Các USP nghĩa là gì? Nghĩa là những gì bạn có mà đối thủ cạnh tranh của bạn lại không có. Một Unique Selling Point tốt chỉ cần ngắn gọn, súc tích, mang thông điệp dễ nhớ và tự nó có thể giải thích được tại sao nó lại có ích với khách hàng. Có rất nhiều người đang tận dụng USP để làm khẩu hiệu cho doanh nghiệp; từ đó có thể truyền tải thông điệp tới nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
>> Tìm hiểu thêm: Bán hàng online là gì? Hướng dẫn bán hàng online dành cho người mới
Vai trò quan trọng của USP là gì?
USP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong marketing. Dưới đây là những lý giải cho thấy bạn cần xây dựng USP trước khi bắt đầu một dự án hay chiến dịch nào đó.
Xây dựng các chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Khi bạn đã có một USP cụ thể, bạn sẽ xác định được đâu là các yếu tố quan trọng cần phải tập trung để thiết lập các chiến dịch marketing cho sản phẩm và thương hiệu. USP sẽ đóng vai trò là nhân tố truyền đạt những lợi ích cho người tiêu dùng để họ dễ dàng ghi nhớ sản phẩm. Đây là một phần không thể thiếu khi cần triển khai xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp; nó sẽ giúp chiến dịch trở nên đáng nhớ và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Với USP, bạn sẽ truyền đạt rõ ràng tới khách hàng để họ phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do vì sao nên xác định Unique Selling Point.
Vai trò của USP là gì? – Tăng lợi thế cạnh tranh
Giả sử như có 2 sản phẩm trên kệ hàng, nếu cả hai sản phẩm đó không có đặc điểm gì nổi bật; đều hao hao giống nhau thì tỷ lệ mua hàng sẽ là 50 – 50. Nhưng việc thành bại của một doanh nghiệp làm sao có thể để như cầu may, hên xui như vậy được. Chính vì thế mới cần phải tạo sự khác biệt cho sản phẩm cũng như thương hiệu. Và giải pháp ở đây chính là USP. Khi bạn đã xác định lợi điểm bán hàng độc nhất thì sẽ giúp tăng tỷ lệ khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn; và từ đó tăng tỷ lệ thành công cho doanh nghiệp.
Tạo cho thương hiệu một chỗ đứng vững chắc
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập và đang trong quá trình phát triển; dựa vào Unique Selling Point, khách hàng có thể tìm hiểu về thương hiệu của bạn. Từ đó sẽ có nhiều người biết và lựa chọn thương hiệu của bạn hơn.
Làm thế nào để xác định được USP của sản phẩm?
Bước 1: Bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng
Bạn cần phải đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để hiểu được họ muốn gì, để có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Giả sử, bạn đang kinh doanh quần áo nữ và muốn xác định USP là gì thì hãy đặt ra các câu hỏi như:
- Khách hàng sẽ thường mặc những bộ quần áo này vào những dịp nào?
- Phong cách ăn mặc ra sao?
- Chất liệu vải nào được họ yêu thích nhất?
- Khi mặc những bộ quần áo này thì họ sẽ cảm thấy như thế nào?
- Khách hàng sẽ kỳ vọng vào đặc điểm nào của sản phẩm nhất?
Sau khi xác định được như trên, bạn có thể xoáy sâu hơn vào từng câu hỏi, chẳng hạn như câu hỏi:
- Khách hàng thường hay mặc những bộ quần áo này vào những dịp nào?
thì bạn có thể khai thác cụ thể hơn: - Tại sao những khách hàng lại thích mặc những bộ đó vào những dịp như vậy?
- Màu sắc ưa chuộng mà khách hàng lựa chọn trong những dịp này là gì?
- Số tiền khách hàng có thể chi trả là bao nhiêu?
Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ về khách hàng; và có kế hoạch phát triển sản phẩm đúng hướng.
Bước 2: Đứng trên cương vị là khách hàng và trả lời các câu hỏi
Sau khi đã có danh sắc các câu hỏi, bạn cần tìm câu trả lời cho chúng trên cương vị khách hàng.
Bước 3: Tổng hợp lại thông tin
Tổng hợp lại thông tin và có thể thực hiện tiếp các cuộc khảo sát khách hàng để so sánh kết quả lại với nhau. Sau đó chọn lọc ra những thông tin mà bạn thấy hữu ích nhất.
Bước 4: Xác định giá trị mà sản phẩm có thể mang lại
Xem xét sản phẩm của bạn đáp ứng được những nhu cầu nào của khách hàng. Liệt kê ra tất cả những tính năng của sản phẩm để xác định bạn có thể phục vụ được gì cho khách hàng.
Bước 5: Xác định USP của bạn là gì?
Hãy tìm kiếm một giá trị độc nhất chỉ có doanh nghiệp của bạn mới có thể đem lại cho khách hàng. Tuyệt đối không được bắt chước đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ khiến người tiêu dùng nghĩ là sản phẩm của bạn là một bản sao chép, kém chất lượng. Cho nên, hãy luôn nằm lòng 2 chữ “độc nhất” nhé.
Sau khi hoàn thành xong 5 bước trên, bạn sẽ xác định được USP của sản phẩm là gì. Và từ đó có chiến lược khai thác, đẩy mạnh các hoạt động liên quan để khách hàng dễ nhận diện thương hiệu của bạn hơn.
>> Tìm hiểu thêm: 7 bước xây dựng quy trình bán hàng hoàn hảo cho doanh nghiệp
Cách để phát triển USP của sản phẩm là gì?
Để phát triển USP của sản phẩm bạn cần:
Nghiên cứu khách hàng
Kết nối với người tiêu dùng để nắm được thái độ, hành vi, sở thích của họ. Hãy nghiên cứu cả những khách hàng cũ lẫn những đối tượng khách hàng tiềm năng, để vừa có thể giữ chân những khách hàng trung thành, lại vừa tiếp cận được thị trường mới.
Tìm kiếm thông tin về đối thủ
Việc này sẽ giúp bạn biết được đối thử có những chính sách bán hàng nào, tính năng nào mà bạn chưa có. Lúc đó bạn sẽ biết được bạn phải làm gì để trở nên khác biệt hơn.
Sau khi thực hiện nghiên cứu tìm tòi thì bạn sẽ tìm được USP bạn cần là gì. Một số điểm bán hàng độc nhất là các loại như: Tính năng, giá, chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự tiện lợi, đảm bảo và mức độ chuyên môn hóa.
Từ đó bạn có thể cân nhắc sản phẩm của doanh nghiệp có điểm mạnh nào, chủ động hơn trong việc đề ra chiến lược phát triển USP.
Một số câu hỏi giúp bạn tìm lợi điểm bán hàng độc nhất của mình:
- Sản phẩm/dịch vụ đó có điểm đặc biệt gì hay không?
- USP đó liệu có dễ dàng bị sao chép?
- USP đó có ngắn gọn và dễ dàng truyền tải, dễ hiểu đối với khách hàng không?
Tham khảo USP của các thương hiệu nổi tiếng
- M&M’s: The milk chocolate melts in your mouth, not in your hand.
Dịch là: Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn.
M&M’s đã đưa ra một Unique Selling Point thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Trong khi các thương hiệu khác thi nhau để truyền tải những thông điệp về chất lượng; thì M&M’s nghĩ đến việc sản phẩm của họ không tan chảy khi khách hàng cầm nó trên tay. Với cách này đã khiến thương hiệu bán sôcôla này trở nên nổi bật hơn.
- Domino’s Pizza: You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free.
Dịch là: Bạn nhận được bánh pizza nóng hổi giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không bạn sẽ nhận nó miễn phí.
Khẩu hiệu này đã chứng minh không phải chỉ có những USP ngắn gọn, súc tích thì mới đem lại hiệu quả. Lợi thế bán hàng trở nên hấp dẫn vì nó đảm bảo lợi ích của khách hàng rõ ràng nhất. Domino’s Pizza đã đưa ra cam kết về giao hàng và chất lượng sản phẩm. Unique Selling Point này đã giúp Domino’s Pizza nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhưng họ đã phải ngừng sử dụng khẩu hiệu này vì nó dẫn đến một loạt các tai nạn xe khi lái xe giao hàng.
Lời kết
Bài viết trên đã giải thích rõ về USP là gì? Vai trò của USP là gì? Cũng như cách để phát triển USP của sản phẩm. Đồng thời cũng nêu ra ví dụ USP của các thương hiệu nổi tiếng. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về USP. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài chia sẻ về USP này nhé!