Unicorn là gì? Công ty Unicorn tại Việt Nam là công ty nào?
Nội Dung ChínhUnicorn là gì?Khái niệm Startup Unicorn là gì?Tại sao Unicorn phải là 1 tỷ đô la?Unicorn có những đặc tính nào?Tiên phong đi đầuSở hữu tư nhânSự quý hiếm, độc nhấtSự khao khát thành côngCông nghệ caoTập trung vào người dùngNhững thống kê thú vị về UnicornLý do đằng sau sự phát triển … Tiếp tục đọc Unicorn là gì? Công ty Unicorn tại Việt Nam là công ty nào?
Khái niệm Unicorn được nhắc đến khá nhiều trong giới startup, tuy nhiên số người hiểu rõ được định nghĩa Unicorn là gì lại khá ít. Theo dõi bài viết dưới đây, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về mọi vấn đề xoay quanh chủ đề này.
Unicorn là gì?
Unicorn là kỳ lân – hình ảnh chú ngựa trắng có sừng mọc trên trán, có cánh và biết bay. Trong truyền thuyết Châu Âu, kỳ lân là loài vật biểu tượng cho sự quý hiếm, kiêu hãnh, mưu trí và dũng cảm.
Bản thân kỳ lân xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hội họa, văn học, nghệ thuật. Chiếc sừng tỏa sáng, cùng bộ lông bạc là những nét đẹp huyền bí và là nguồn cảm hứng vô tận cho tất cả mọi người.
Unicorn còn là hình ảnh được sử dụng nhiều trong khởi nghiệp, kinh doanh, kinh tế để mô tả những doanh nghiệp xuất sắc.
Khái niệm Startup Unicorn là gì?
Startup Unicorn là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi tạo nhưng đạt thành tích xuất sắc hoặc có tiềm năng mở rộng quy mô thần tốc, đạt mức giá trị 1 tỷ đô la.
Aileen Lee – Nhà đầu tư thiên thần người Mỹ và cũng là sáng lập của Cowboy Ventures – Là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ Startup Unicorn trong bài phỏng vấn trên TechCrunch năm 2013.
Bà đưa ra dữ liệu tập hợp thông tin về các công ty khởi nghiệp phần mềm thành lập đầu thế kỷ 21. Trong số đó, chỉ duy nhất 0.07% startup bật lên và đạt giá trị 1 tỷ đô la.
Việc tìm kiếm ra các Unicorn là gì và ở đâu thể hiện sự nhanh nhạy và năng lực của những nhà đầu tư.
Xác suất chưa đến 1% được ví von khó như săn lùng được kỳ lân trong huyền thoại, nhưng nếu làm được thì điều đó rất đáng giá cho mọi nỗ lực bỏ ra.
Bạn có thể than khảo danh sách hàng ngũ các unicorn tại đây: https://www.hubspot.com/startups/unicorn-startups
Tại sao Unicorn phải là 1 tỷ đô la?
Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra ở đây là tại sao Unicorn chỉ dành cho các công ty đạt ngưỡng 1 tỷ đô la?
“Một tỷ đô la luôn tốt hơn 800 triệu vì đó là ngưỡng tâm lý quan trọng cho tất cả các bên: Khách hàng, cổ đông, nhân viên, báo chí”.
Theo Aileen Lee
Giấc mơ sở hữu “công ty tỷ đô” là mục tiêu của rất nhiều nhà đầu tư khi quyết định “xuống tiền” cho một Startup.
Dưới Unicorns, chúng ta có hai khái niệm là Minicorn – doanh nghiệp được định giá 1 triệu đô la – và Soonicorn – các công ty trong ngưỡng tăng trưởng mạnh mẽ để trở thành kỳ lân.
Các Startup Unicorn đã hiếm, thì Decacorns còn hiếm gấp bội lần. Đây là những doanh nghiệp được định giá 10 tỷ đô la.
Cao hơn nữa có Hectocorns (siêu kỳ lân) – những startup có quy mô trị giá 100 tỷ đô la – chính là Google, Facebook.
Trạng thái ngưỡng để được gọi tên Unicorn là gì thể hiện sự kiêu hãnh và là bảo chứng cho sự phát triển thần kỳ của công ty. Unicorn được định giá dựa trên tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Thông thường, các Unicorn phải trải qua các vòng tài trợ của các công ty đầu tư mạo hiểm. Giá trị doanh nghiệp sẽ đo lường ở tương lai chứ không chỉ là các số liệu tài chính hiện tại.
Vài công ty đạt ngưỡng 1 tỷ đô la sau khi được mua lại. Điển hình là trường hợp Facebook mua Instagram hay Unilever mua Dollar Shave Club, biến cả hai công ty này thành kỳ lân chỉ sau một đêm.
Unicorn có những đặc tính nào?
Để được xếp vào các kỳ lân khởi nghiệp, công ty cần hội tụ những đặc tính quan trọng sau:
Tiên phong đi đầu
Tất cả các công ty Unicorn đều có ý tưởng tuyệt vời, tiên phong giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội. Uber mở ra phương thức mới để giao thông và vận chuyển trong khi Airbnb kết nối bất động sản để mang lại lợi nhuận cho các bên liên quan.
Sự dẫn đầu là một lợi thế cạnh tranh cực lớn, giúp họ bỏ xa các đối thủ, vươn lên phát triển thần tốc cùng chiến lược đúng đắn.
Sở hữu tư nhân
Phần lớn các Unicorn đều xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ, sau khi kêu gọi vốn họ mới mở rộng thành doanh nghiệp bành trướng trên thị trường. Hướng đi này làm tăng giá trị công ty nhanh chóng.
Sự quý hiếm, độc nhất
Số liệu thống kê vào năm 2013, chỉ duy nhất 1 công ty lĩnh vực Internet phần mềm trong tổng số 1539 công ty được xem là Unicorn.
Số lượng các công ty này trải qua thời gian thử nghiệm khắc nghiệt của thị trường và đạt được tốc độ tăng trưởng cao chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sự khao khát thành công
Để vào hàng ngũ những công ty khởi nghiệp xuất sắc nhất, bản thân người sáng lập và toàn bộ cộng sự phải là những người khao khát thành công cháy bỏng.
Niềm đam mê vào sản phẩm, dịch vụ nhằm phụng sự xã hội khiến họ chiến đấu hết mình vì mục tiêu.
Nhà đầu tư mạo hiểm sẽ quan sát, đánh giá không chỉ giải pháp mà công ty cung cấp mà còn tinh thần lãnh đạo. Những nhà sáng lập và lãnh đạo này có suy nghĩ khác biệt, đi ngược lại đám đông và kiên định mạnh mẽ.
Công nghệ cao
Đa phần các Startup Unicorn là những công ty công nghệ cao. Uber là một minh chứng cho sự thay đổi trên diện rộng. Uber không đơn thuần chỉ là ứng dụng kết nối mà còn định hình lại cách thức vận chuyển và đi lại của con người thông qua công nghệ.
Cách thức Uber thành công thể hiện sự nắm bắt nhanh nhạy của những nhà đầu tư. Việc đổ tiền vào đúng nơi đúng chỗ đã giúp công ty phát triển thần tốc như hiện nay.
Tập trung vào người dùng
Theo số liệu gần nhất, 62% các kỳ lân thường là công ty B2C (Business to Consumer). Mục tiêu của họ đã được xác định ngay từ đầu: Thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.
Airbnb giúp hàng triệu người sở hữu bất động sản gia tăng thu nhập. Người du lịch cũng có thể lưu trú với chi phí hợp lý. Spotify cho phép người dùng nghe nhạc và tiếp cận nguồn thông tin audio với chi phí thấp.
Những thống kê thú vị về Unicorn
Kể từ khi khái niệm này ra đời, thế giới đã có những thống kê đáng ghi nhận. Các ngành có sự xuất hiện của Unicorn tập trung vào Internet tiêu dùng, thương mại điện tử và công nghệ phần mềm.
Có tổng cộng 35 công ty đạt mức kỳ lân sau 4 năm. Điển hình như Pivotal, Hulu và UCAR chưa đầy 1 năm đã dẫn dắt toàn ngành và đạt giá trị 1 tỷ đô.
Đại học Stanford, Harvard và California được ví như là cái nôi đào tạo ra những người sáng lập Unicorn xuất chúng.
Trong tất cả những người lần đầu startup thì đã có đến 60% người đã biến mô hình doanh nghiệp nhỏ của mình trở thành kỳ lân đúng nghĩa.
Đặc biệt, danh sách các siêu kỳ lân hiện nay có 18 thành viên. Các kỳ lân chủ yếu tập trung ở Mỹ, sau đó đến Trung Quốc và các khu vực khác.
Lý do đằng sau sự phát triển nhanh chóng của Unicorn
Đằng sau các startup unicorn là rất nhiều chiến lược thông minh, sáng tạo để gây dựng doanh nghiệp tỷ đô. Vậy nguyên nhân thành công của Unicorn là gì?
Tiến bộ công nghệ
Theo thống kê, các công ty kỳ lân đều áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm dịch vụ tiên tiến. Họ đầu tư rất mạnh vào R&D – nghiên cứu phát triển – để ngày càng hoàn thiện trải nghiệm người dùng.
Chính nhờ vào sự đầu tư này mà các startup công nghệ phát triển nhanh chóng vượt bậc, trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực của họ.
R&D không chỉ trong giai đoạn khởi sự, mà ngay cả thời điểm đã được xem là một unicorn thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Phát triển thần tốc
Hầu như các nhà đầu tư mạo hiểm đều áp dụng chiến lược phát triển cực nhanh ở các Startup Unicorn. Các chiến lược này bao gồm: Gọi vốn lớn, quản lý giá tốt nhất để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt. Nếu không đi nhanh, các startup rất dễ bị sao chép, đào thải.
Do đó, hầu như các doanh nghiệp kỳ lân đều tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu để phủ thị trường, kêu gọi vốn đầu tư để cải thiện tính năng, trải nghiệm người dùng.
Sát nhập mua lại
Các Unicorn đôi khi không phải xuất phát điểm từ con số 0 mà là do mua lại từ các công ty khác. Cách thức này được các công ty lớn như Apple, Facebook hay Google áp dụng triệt để.
Mục tiêu duy nhất chính là gia tăng sức mạnh của công ty kỳ lân. Đồng thời, cách làm này giúp hạn chế tối đa những đối thủ cạnh tranh khác ngay khi các công ty này chỉ mới manh nha phát triển.
Tăng vốn đầu tư
Báo cáo ghi nhận tuổi thọ trung bình của các startup unicorn trước khi cổ phần hóa tăng lên từ 4 năm đến 11 năm, đồng nghĩa với tăng lượng vốn tư nhân cho các công ty này.
Việc huy động diễn ra liên tục trong các vòng gọi vốn từ quỹ đầu tư. Toàn bộ phần tiền sẽ được dùng để phát triển sản phẩm, tiếp thị quảng bá và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ngăn chặn IPO
Bằng nhiều vòng gọi vốn các unicorn sẽ không cần thông qua IPO (Initial Public Offering – phát hàng cổ phiếu lần đầu), điều vốn sẽ làm mất giá trị của công ty vì đại chúng có xu hướng định giá thấp. Ngược lại, chính nhà đầu tư sẽ quan sát, phân tích và quyết định.
Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ chủ động rót tiền, gia tăng sở hữu để thu được lợi nhuận cao khi doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Top các quốc gia có nhiều công ty Unicorn nhất
Số liệu gần nhất vào tháng 7/2022, có tổng cộng 1.100 công ty được xếp vào nhóm Unicorn (theo thống kê của CBInsight) trên toàn thế giới. Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ lớn quốc gia có số lượng Unicorn, tiếp theo là Trung Quốc.
- Mỹ: Đứng đầu danh sách Unicorn là Uber (69 tỷ), Airbnb (30 tỷ), Snapchat (18 tỷ), Wework (16.9 tỷ).
- Trung Quốc: Đất nước đông dân nhất có 16 công ty được xếp vào hàng ngũ kỳ lần, trong đó có Xiaomi (46 tỷ), Didi Chuxing (33.8 tỷ), Lu.com, China Internet Plus Holding và DJI Innovations.
- Ấn Độ: Quốc gia này có Flipkart (16 tỷ), Snapdeal (7 tỷ), Olacabs (5 tỷ), Paytm (4.83 tỷ), Hike (1.4 tỷ).
- Anh:Top 100 ghi nhận 3 công ty là Global Switch (6.02 tỷ), Oxford Nanopore Technologies (1.55 tỷ) và Farfetch (1.5 tỷ).
- Hàn Quốc: Có ba công ty về Game và Mobile, cụ thể Yello Mobile (4 tỷ USD), CJ Games (1.79 tỷ USD) và Coupang (5 tỷ).
- Đức: danh sách các Unicorn tại quốc gia có Delivery Hero (3.1 tỷ), Hellofresh (2.09 tỷ), và CureVac (1.65 tỷ).
- Singapore: Quốc gia Đông Nam Á có 2 công ty là Garena (3.75 tỷ) và Grab Taxi (3 tỷ).
- Thụy Điển: Quốc gia Bắc Âu này có Spotify (8.53 tỷ) và Klarna (2.25 tỷ).
Lưu ý: Thứ hạng và thông số sẽ thay đổi theo thời gian, bạn có thể tham khảo thống kê tại đây: https://www.cbinsights.com/research-unicorn-companies
Công ty Unicorn tại Việt Nam là công ty nào?
Theo báo cáo của Google và Temasek, toàn khu vực Đông Nam Á có 11 kỳ lân công nghệ, còn Việt Nam có hai công ty được vào danh sách (VNPAY và VNG).
Tuy nhiên theo thống kê danh sách đầy đủ các công ty Unicorn trên CBInsight, 2 cái tên trong hàng ngũ Unicorn lại là MoMo và Sky Mavis.
MoMo
MoMo do M_Service vận hành, là ứng dụng ví điện tử trên điện thoại di động và có thể thay thế tiền mặt trong một số hình thức thanh toán như chuyển tiền, nạp tiền game, nạp tiền di động, thanh toán hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Nền tảng này là một phương thức thanh toán an toàn, đơn giản, thuận tiện và chi phí thấp. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2021, Ngân hàng Mizuho đã mua lại một cổ phần thiểu số trong MoMo với giá 170 triệu USD.
Sky Mavis
Sky Mavis phát triển các trò chơi và sản phẩm dựa trên blockchain. Trò chơi đầu tiên của nó, Axie Infinity, là một vũ trụ vật nuôi kỹ thuật số, nơi người chơi chiến đấu, nuôi và buôn bán những sinh vật dễ thương được gọi là Axies. Mỗi Axie có thể sở hữu 6 trong số hàng trăm bộ phận cơ thể có thể có. Mỗi bộ phận cơ thể đều có động tác chiến đấu riêng vì vậy việc kết hợp để tạo ra những chiến binh nhỏ độc đáo là vô hạn
VNG
Tiền thân của VNG là Vinagame, có bề dày lịch sử phát triển từ lúc thành lập vào năm 2004 đến nay:
- 2005: Hợp tác với Kingsoft để độc quyền phân phối game Võ Lâm Truyền Kỳ, tạo nên cơn sốt tại thị trường game trực tuyến. Con số người truy cập cao điểm lên đến 200.000 người.
- 2006: đồng loạt vận hành Cyber Station Manager tại các quán Internet công cộng, tăng doanh thu lên 17 triệu đô la.
- 2007: ra mắt Zing MP3 – cổng nghe nhạc trực tuyến.
- 2010: sản xuất Khu vườn trên mây – tựa game nền tảng web đầu tiên tại Việt Nam và xuất khẩu quốc tế thành công.
- 2012: ra mắt ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí Zalo. Ứng dụng đạt mức 70 triệu người dùng trên cả di động và máy tính cho đến năm 2017. Trên đà phát triển, VNG tiếp tục ra mắt ví điện tử ZaloPay – cổng thanh toán online.
Tổng tài sản của VNG sau 15 năm phát triển là 4.959 tỷ đồng, được xếp vào danh sách các công ty kỳ lân công nghệ trên toàn thế giới.
VNPAY
VNPAY được thành lập vào tháng 3/2007, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho các đơn vị ngành viễn thông, ngân hàng và hơn 20.000 doanh nghiệp khác trong cả nước.
Dịch vụ VNPAY cung cấp đa dạng như:
- Internet Banking: Chuyển tiền liên ngân hàng.
- VNPAY: Cổng thanh toán trực tuyến.
- VNShop: Mua sắm trực tuyến.
- Vban.vn: Thanh toán hóa đơn và mua hàng online.
- VnTicket: Mua bán vé máy bay.
- VnTopup: Nạp tiền điện thoại.
- SMS Banking: Ngân hàng di động.
- VNPayBill và VnMart: Ví thanh toán điện tử.
VNPAY là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, và cũng là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR. Ứng dụng này liên kết với 22 ngân hàng lớn, thu hút 15 triệu người dùng hoạt động.
VNPAY trở thành kỳ lân sau vòng gọi vốn vào năm 2021 từ quỹ đầu tư GIC và Softbank Vision Fund, cùng với VNG vươn tầm các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Lời kết
Vietnix hy vọng thông tin trên mang đến cho bạn góc nhìn thú vị về Unicorn là gì. Hãy theo dõi những bài viết chất lượng về công nghệ, quản trị và khởi nghiệp tiếp theo nhé.