VPN là gì? Danh sách các giao thức thường dùng trong VPN
Nội Dung ChínhVPN là gì?Hoạt động của VPN1. Giao thức đường hầm2. Mã hóaLợi ích của VPN là gì?Quyền riêng tưẨn danh thiết bịKhả năng bảo mậtTruy cập website bị chặn về khoảng cách địa lýTải file thuận tiệnCác ưu điểm và nhược điểm của VPNƯu điểm Nhược điểmLàm sao để chọn được nhà cung cấp … Tiếp tục đọc VPN là gì? Danh sách các giao thức thường dùng trong VPN
Đối với giới công nghệ thì chắc hẳn mạng VPN chẳng còn quá xa lạ. Tuy vậy, có thể các định nghĩa thông thường về mạng VPN là gì vẫn còn khá mơ hồ. Vietnix sẽ cung cấp dữ kiện về VPN là gì qua nội dung sau đây.
VPN là gì?
VPN (Virtual Private Network) là mạng riêng ảo tạo ra các giao thức kết nối ẩn danh và an toàn khi thiết bị truy cập vào mạng công cộng hoặc mạng riêng của một đơn vị cung cấp bất kỳ.
VPN được sử dụng chính trong các môi trường:
- Cơ quan chính phủ.
- Tập đoàn quốc tế với quy mô lớn.
- Cơ sở giáo dục (trường học, bộ giáo dục,…).
Điều này giúp cho người dùng kết nối đến mạng riêng của cơ quan một cách an toàn và hiệu quả. Bởi Virtual Private Network vận hành dựa trên việc mã hóa và ẩn danh toàn bộ dữ liệu người truy cập và chỉ các thiết bị được cấp quyền mới có thể xem thông tin liên quan.
Hoạt động của VPN
Khi thiết bị của một cá nhân truy cập vào hệ thống mạng ảo Virtual Private Network, toàn bộ dữ liệu đi qua máy chủ độc lập khác và sau đó đến thiết bị thứ ba (vị trí mà bạn muốn gửi dữ liệu).
Khi tìm hiểu về Virtual Private Network, bạn sẽ nắm rõ được hai nguyên tắc cốt lõi đằng sau công nghệ vạn năng này, gồm:
1. Giao thức đường hầm
Khi thiết bị cục bộ của cá nhân hoặc tổ chức truy cập vào VPN, các dữ liệu sẽ được ẩn hoàn toàn và đi vào máy chủ khác. Khi truy cập vào Virtual Private Network trở thành nguồn chung dữ liệu, cả bên thứ ba và nhà cung cấp đều không kiểm soát được lưu lượng mạng của bạn.
2. Mã hóa
VPN sẽ làm nhiễu tất cả dữ liệu mà bạn muốn gửi đi trước khi chuyển qua máy khác. Bộ giao thức bảo mật giao tiếp IPSec sẽ xác thực đồng thời mã hóa IP giúp ngăn chặn việc đánh cắp nguồn dữ liệu cá nhân.
Lợi ích của VPN là gì?
Về cơ bản, lợi ích mà Virtual Private Network mang lại sẽ tối ưu được nhiều vấn đề về dữ liệu quan trọng. Vậy lợi ích khi kết nối VPN là gì sẽ được Vietnix chia sẻ ngay sau đây.
Quyền riêng tư
Khi bạn đi du lịch hoặc đến địa điểm công cộng và truy cập vào mạng internet tại đó, các dữ liệu trên thiết bị sẽ dễ bị đánh cấp. Cụ thể, thông tin tài khoản ngân hàng, password, email,… đều được ghi lại.
Từ những dữ liệu cá nhân đó, bên thứ ba hoàn toàn thực hiện truy cập với nhiều mục đích hoặc bán cho bên khác. Kết nối VPN giúp bạn mã hoá toàn bộ dữ liệu trên trong trường hợp dùng thiết bị cá nhân truy cập mạng công cộng.
Ẩn danh thiết bị
Địa chỉ IP hoạt động theo phương thức lưu trữ nguồn dữ liệu vị trí và hoạt động duyệt web của thiết bị. Các website sẽ theo dõi nguồn dữ liệu này bằng cookie hoặc công nghệ với hiệu năng tương tự.
Khi đã nắm được toàn bộ các dữ liệu duyệt web cùng vị trí của bạn, họ có thể xác định được danh tính của người truy cập trang. Sử dụng VPN sẽ mã hoá IP và bạn hoàn toàn ẩn danh khi tham gia vào mọi nền tảng internet.
Khả năng bảo mật
Các hoạt động truy cập internet sẽ được bảo vệ hoàn toàn qua mạng riêng ảo VPN ngăn chặn việc xâm phạm trái phép. Ngoài ra, nó vận hành theo cơ chế hủy bỏ hoặc tắt chương trình chọn trước khi có thay đổi tiêu cực.
Truy cập website bị chặn về khoảng cách địa lý
Nếu bạn đang sống tại Hoa Kỳ và đi nơi khác du lịch, làm việc, học tập thì chắc chắn không thể truy cập vào Pandora, Netflix, Hulu. Tuy nhiên, khi kết nối với Virtual Private Network Hoa Kỳ thì điều này hoàn toàn có thể.
Trên thực tế, với câu hỏi dùng VPN để làm gì thì có lẽ lời đáp thỏa đáng nhất là truy cập vào những trang đã bị chặn. Đa phần người dùng trong quá trình tìm kiếm thông tin sẽ vướng phải một số website không cấp quyền truy cập.
Tải file thuận tiện
Kết nối Virtual Private Network và tải file qua BitTorrent sẽ mang lại hiệu năng cao hơn trong quá trình tải xuống thiết bị của bạn. Ngược lại, đối với ISP được quản lý bởi BitTorrent sẽ cho ra tốc độ chậm và khó khăn hơn rất nhiều.
Các ưu điểm và nhược điểm của VPN
Với các công năng ấn tượng như trên thì Virtual Private Network vẫn chứa một vài điểm chưa tối ưu mà bạn nên biết. Dưới đây, Vietnix sẽ đánh giá cụ thể về ưu nhược điểm của mạng riêng ảo.
Ưu điểm
4 ưu điểm của VPN:
- Lưu lượng mạng của cá nhân được mã hóa và đảm bảo về sự an toàn.
- Giúp các dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ tránh việc tin tặc xâm nhập và tạo sự rò rỉ hay lộ thông tin ra ngoài.
- Dùng mạng công cộng an toàn không sợ bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu bởi bên khác.
- Truy cập vào các website bị chặn ở bất kỳ thời điểm nào và thiết bị của bạn sẽ ở trạng thái ẩn danh.
Nhược điểm
3 nhược điểm của VPN:
- Một số website đang tạo ra những trở ngại đối với việc truy cập VPN.
- Công nghệ VPN bị một bộ phận người dùng sử dụng với đa mục đích dẫn đến thông tin sai lệch.
- Cần phải trả tiền để đảm bảo được sự an toàn tối đa khi dùng VPN thay vì bản miễn phí.
Làm sao để chọn được nhà cung cấp VPN tốt?
Hiện nay có tương đối nhiều nhà cung cấp VPN mà bạn cần tìm hiểu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Vậy tiêu chí đánh giá đơn vị cung cấp VPN là gì?
Vietnix sẽ đề ra 4 hạng mục mà người dùng có thể thẩm định VPN tốt:
- Chức năng lưu nhật ký: Một đơn vị cung cấp mạng cá nhân ảo tốt sẽ lưu trữ nhật ký ít nhất hoặc loại bỏ hoàn toàn để hạn chế lộ thông tin.
- Phần mềm VPN được cập nhật thường xuyên: Phần mềm phải được nâng cấp các giao thức mới nhằm tối ưu việc mã hóa dữ liệu. OpenVPN là giao thức mang lại sự bảo mật tối ưu cho người dùng.
- Hạn mức dữ liệu: Bạn nên chọn đơn vị cung cấp lượng dữ liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách cá nhân.
- Vị trí thiết bị máy chủ: Bạn cần chọn nhà cung cấp có máy chủ đặt tại quốc gia trùng với yêu cầu truy cập VPN.
Các giao thức thường dùng trong VPN
Trên thực tế, VPN sẽ có những đặc tính dịch vụ nổi bật mà bạn có thể sử dụng phù hợp với nhu cầu truy cập mạng riêng ảo. Tính hiệu quả của VPN sẽ phụ thuộc nhiều vào giao thức.
Giao thức VPN là gì?
Giao thức VPN là tập hợp các giao thức với những chức năng mà mạng cá nhân ảo nhất định phải xử lý được, gồm:
- Tunnelling: Là công nghệ luân chuyển dữ liệu đến nhiều giao thức riêng biệt. Thiết bị gửi sẽ đặt dữ liệu vào định dạng tunnelling và thiết bị nhận sẽ thực hiện trích xuất để xem thông tin.
- Mã hoá: Thông qua Tunnelling, dữ liệu không được bảo vệ, đồng nghĩa bất kỳ cá nhân nào đều được quyền trích xuất. Vì thế VPN cần thực hiện mã hóa qua đường truyền nhằm tăng bảo mật.
- Xác thực: Mạng riêng ảo cần xác định được client nào đang yêu cầu truy cập. Client cần xác thực đã truy cập đúng máy chủ mà nó muốn đến.
- Quản lý phiên: Sau khi thiết bị cá nhân đã xác thực, VPN sẽ thực hiện duy trì phiên nhằm giúp client được phép truy cập trong một giai đoạn.
Những giao thức yếu
Dưới đây, Vietnix sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn 4 loại giao thức không được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại, gồm: PPTP, IPSec, L2TP, SSL và TLS.
1. PPTP
Point-To-Point Tunneling Protocol (PPTP) là một loại sản phẩm VPN được lập trình vào năm 1995. Đây được xem là phiên bản cũ nhất, tuy vậy nó vẫn được sử dụng ở hiện tại.
- Chỉ khi cả hai thiết bị bên gửi và bên nhận cùng hỗ trợ thì PPTP mới phát huy được tác dụng mạnh mẽ.
- Ngược lại, nếu một bên không hỗ trợ thì các kết nối truy cập sẽ được mã hoá yếu hơn – kém an toàn.
Ngoài ra, PPTP dùng giao thức MS-CHAP, điều này sẽ tạo cơ hội cho bên khách dễ dàng crack. Từ đó, những đối tượng khác sẽ được phép dùng danh tính của cá nhân được ủy quyền.
2. IPSec
IP security (IPSec) dùng để bảo mật những dữ liệu trong mạng internet nghĩa là không nằm trong VPN. Số lượng traffic của IP security sẽ được sử dụng nhằm mã hóa dữ liệu bởi:
- Transport mode: Mã hóa tất cả dữ liệu nằm trong data package.
- Tunnel: Mã hóa dữ liệu của tất cả các bộ data package.
Chính vì thế, IPSec được biết đến tương tự như Security Overlay, điều này là do IPSec dùng những lớp bảo mật so với Protocol riêng lẻ khác.
3. L2TP
L2TP, trên thực tế được biết đến với hiệu năng bảo mật cao hơn PPTP đáng kể. Tuy vậy, lỗ hổng của giao thức này nằm ở public key (khóa công khai).
Thiết bị gửi và thiết bị nhận trao đổi và thoả thuận về khoá mã hoá kế tiếp và không bên nào được biết mã này được gọi là public key Diffie-Hellman. Chỉ cần sức mạnh điện toán đạt mức phù hợp sẽ mở được khoá và được quyền truy cập vào một VPN cụ thể.
4. SSL và TLS
Cả SSL và TLS đều sử dụng mật khẩu tương tự như IPSec để có thể bảo mật và chế độ Handshake nằm trong quá trình tài khoản client với server. Các khóa xác thực được lưu tại client và server sẽ là yếu tố tạo nên một kết nối thành công.
Những giao thức bảo mật tốt
Hiện nay trên thị trường, bạn có thể tham khảo và sử dụng 4 bộ giao thức bảo mật tốt, gồm: IKEv2, SSTP, OpenVPN, SoftEther.
1. `IKEv2
Internet Key Exchange (IKEv2) là một loại VPN được đánh giá hoàn hảo trong vấn đề bảo mật hiện nay. Internet Key Exchange sử dụng IPSec tunnelling cùng khá nhiều lựa chọn trong việc mã hóa dữ liệu.
IKEv2 sử dụng HMAC để xác thực tính trọn vẹn của dữ liệu truyền đi, đồng thời dùng phương thức mã hóa AES-256 đảm bảo an toàn. Thế nên, với giao thức bảo mật này, bên khác sẽ không dễ dàng thực hiện bẻ khóa.
Trên thực tế, giao thức IKEv2 được ra mắt năm 1998 với phiên bản thứ nhất và 2005 là bản thứ hai. Đây là giao thức bảo mật được nhận định tốt về khả năng duy trì ổn định, hỗ trợ cả 4 hệ điều hành Windows, IOS, MacOS, Android.
2. SSTP
Secure Socket Tunneling Protocol (SSTP) là sản phẩm VPN đến từ Microsoft và được sử dụng phổ biến trên hệ điều hành windows. Trên phương diện lý thuyết, khi dùng với SSL, AES, SSTP sẽ cho ra hiệu năng bảo mật rất tốt.
Hiện nay, bạn sẽ chưa dễ dàng tìm thấy các lỗi của dòng VPN được Microsoft lập trình. Tuy vậy, bạn sẽ mắc phải một vài điều khó khăn khi sử dụng trên những hệ điều hành khác windows.
3. OpenVPN
OpenVPN được cung cấp đến thị trường vào năm 2001 và là bộ giao thức mở mang đến hiệu năng bảo mật đáng cân nhắc. Đối với khả năng mã hoá của OpenVPN thường dùng đến thư viện phần mềm bảo mật OpenSSL.
Hiện tại, thư viện OpenSSL hỗ trợ lượng lớn thuật toán mã hoá khác nhau, trong đó AES là giao thức bảo mật nổi bật hàng đầu. Đối với hệ điều hành theo từng cấp, OpenVPN sẽ không có sự hỗ trợ.
4. SoftEther
So với những sản phẩm trước đó thì Software Ethernet được xuất hiện khá muộn vào năm 2014. Tương tự như OpenVPN, sản phẩm bảo mật này cũng sử dụng mã nguồn mở.
Hiện nay, các giao thức mã hoá của SoftEther được xem là mạnh mẽ vượt trội gồm: RSA 4096-bit, AES-256. SoftEther có thể được cài đặt trên những hệ điều hành riêng lẻ bao gồm: IOS, MacOS, Android, Windows, Linux và Unix.
Cách chọn giao thức phù hợp
Trên thực tế, nhu cầu sử dụng mạng riêng ảo của người dùng là nhằm hạn chế bị lộ dữ liệu. Để chọn được một giao thức phù hợp, bạn nên chú trọng vào khả năng bảo mật của nó.
Qua các phần phân tích về những giao thức bảo mật tốt mà Vietnix là đề ra, bạn có thể dễ dàng nhận thấy được 3 cái tên sáng giá gồm: IKEv2, OpenVPN và SoftEther.
Trong đó cả OpenVPN và SoftEther đều có ưu điểm về mã nguồn mở, riêng IKEv2 sẽ có 2 hướng triển khai là mã nguồn mở và độc quyền.
Đa phần người dùng sẽ lựa chọn OpenVPN hoặc IKEv2 vì đã có thời gian thẩm định và kiểm tra mức độ an toàn bảo mật. Đối với SoftEther chưa được dùng phổ biến nhưng cũng là cái tên đáng cân nhắc để trải nghiệm.
Lời kết
Vietnix đã giải thích rõ về VPN là gì cũng như ưu nhược điểm cùng tầm quan trọng của những bộ giao thức mạng riêng ảo. Hy vọng, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn một sản phẩm VPN phù hợp và bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn,