External link là gì? Cách tối ưu External link cho SEO
Nội Dung ChínhExternal link là gì?Điểm khác biệt giữa External link, Internal link và BacklinkGiống nhauKhác nhauƯu và nhược điểm của Outbound link là gì?Ưu điểmNhược điểmTầm quan trọng của External link dành cho SEOCách dùng External link dành cho người mớiCách dẫn liên kết External linkLưu ý trong việc quản lý External linkOutbound link … Tiếp tục đọc External link là gì? Cách tối ưu External link cho SEO
External link đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi quyết định thứ hạng và độ tin cậy của một website. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ về khái niệm, ưu nhược điểm cũng như tầm quan trọng của nhân tố này khi SEO. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vietnix khám phá những thông tin liên quan đến thuật ngữ “External link” này!
External link là gì?
External link hay còn gọi là Outbound link là một dạng liên kết giúp điều hướng bạn đọc đến một website khác hoặc tài nguyên khác bên ngoài website hiện tại trên Internet. Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng trong SEO giúp tăng thứ hạng và mức độ uy tín của trang web.
Định dạng source code của External link như sau:
Link Anchor Text
Trong đó:
- https://www.external-domain.com/: Đường dẫn URL của trang web được điều hướng đến.
- Link Anchor Text: Là một đoạn text để đặt tên cho đường link đó.
Điểm khác biệt giữa External link, Internal link và Backlink
Bên cạnh External link thì Internal link và Backlink cũng là những yếu tố góp phần làm nên độ tin cậy của một trang web. Cụ thể những điểm giống và khác nhau là:
Giống nhau
- Cả 3 dạng đều cần đặt Anchor text để neo đường dẫn URL. Anchor text giúp người đọc có thể biết trước trang web được điều hướng đến nói về nội dung gì.
- Nguyên tắc đặt link đều phải đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết với người đọc và phù hợp với ngữ cảnh.
Khác nhau
Tiêu chí | External link | Internal link | Backlink |
---|---|---|---|
Định nghĩa | Dẫn từ website của mình đến một website khác | Dẫn link nội bộ từ trang này đến trang khác trong cùng một website | Điều hướng website khác đến website của mình |
Đặc điểm | Cần giới hạn số lượng tối ưu để đạt hiệu quả | Không giới hạn số lượng tối ưu | Phải đảm bảo sự chất lượng của website để được bên thứ ba điều hướng đến. Có thể gặp spam backlink. |
Ưu và nhược điểm của Outbound link là gì?
Outbound link là một yếu tố quan trọng để đánh giá vị thứ của website trên những công cụ tìm kiếm. Outbound link, cách gọi khác của External link, sẽ có những ưu và nhược điểm cụ thể như:
Ưu điểm
Một website để chất lượng và tối ưu thì không thể thiếu công đoạn link out. Bởi lẽ, Outbound link cung cấp những lợi ích tuyệt vời sau cho trang web:
- Cung cấp nhiều thông tin hữu ích: Để cũng cố và đưa ra nhiều căn cứ về luận điểm của bài viết, External link là một giải pháp thích hợp. Điều này sẽ khiến trải nghiệm của bạn đọc về bài viết tăng lên.
- Tăng sự tin cậy đối với người dùng: Outbound link cung cấp thêm nhiều thông tin mới liên quan đến luận điểm bài viết. Người đọc nhận thấy sự chuyên nghiệp, chăm chút về nội dung sẽ tin tưởng và hứng thú quay lại website hơn.
- Nâng cao thứ hạng website: Google hoạt động theo nguyên tắc đề cao lợi ích của người dùng. Vì thế, những liên kết điều hướng ra bên ngoài trang đều được Google đánh giá cao. Những ai làm SEO nên hiểu rõ cách thức này để tăng thứ hạng cho Website của mình.
Trong quá trình link out, cần điều hướng website đến những trang web có nội dung chất lượng, chỉnh chu. Điều này sẽ góp phần nâng tầm chất lượng website của bạn trong mắt khách hàng.
External link chỉ là một phần trong việc giúp tối ưu SEO, việc viết bài chuẩn SEO để được đánh giá cao trên công cụ tìm kiếm là một điều quan trọng mà SEOer nào cũng phải nắm rõ. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài chia sẻ của Vietnix.
Nhược điểm
Song song bên cạnh những ưu điểm thì Outbound link vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Trường hợp Outbound link dẫn đến trang đích kém chất lượng thì uy tín website sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, khách hàng sẽ có ấn tượng xấu và không còn muốn truy cập những lần kế tiếp.
- Thứ hạng của website sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn link out đến một trang web không liên quan, bị Google phạt.
- Nếu trang web thứ ba có nội dung chất lượng hơn thì khả năng cao khách hàng sẽ không trở lại website của bạn.
Nắm được những nhược điểm này, SEOer sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để sử dụng Outbound link hiệu quả.
Tầm quan trọng của External link dành cho SEO
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của External link trong việc nâng hạng website. Dưới đây là những minh chứng cụ thể:
- Thể hiện mức độ phổ biến của page: Traffic của trang web là một chỉ số mà các công cụ tìm kiếm khó có thể đo lường chính xác được. Tuy nhiên, Outbound link (External link) lại có thể làm điều này một cách dễ dàng vì đặc tính công khai và dễ dàng để lưu trữ. Đây là lý do mà Outbound link được xem là số liệu tuyệt vời để đánh giá mức độ phổ biến của website.
- Cung cấp nhiều kiến thức liên quan: Khi bạn link out đến những trang web liên quan, Google sẽ ngầm hiểm rằng bạn đang góp phần hình thành nên một cộng đồng kiến thức có giá trị. Tuy nhiên, Google cũng sẽ xem xét những nội dung mà bạn điều hướng đến để quyết định chất lượng trang web.
Để tối ưu hiệu quả mà External link mang lại, SEOer hãy cân nhắc lựa chọn những trang web có nội dung chất lượng, liên quan mật thiết đến bài viết của bạn.
Cách dùng External link dành cho người mới
External link sẽ phát huy vai trò nếu bạn hiểu và biết cách sử dụng đúng đắn. Nếu bạn mới đặt chân vào lĩnh vực SEO và chưa thành thạo link out, hãy tham khảo những cách thức dưới đây.
Cách dẫn liên kết External link
Khi đặt link liên kết ra ngoài bài viết, bạn cần chú ý:
- Đường link phải dẫn đến trang web liên quan và có độ uy tín cao.
- Khi cần thiết, hãy đặt thẻ
rel = “nofollow”
.
Trong đó, “Thẻ rel” là thuộc tính quy định tính chất đường dẫn liên kết. Hai thuộc tính rel dùng để khai báo với bot của công cụ tìm kiếm là re = ”nofollow”
và rel = ”dofollow”
.
- Thẻ
rel = “dofollow”
: Được sử dụng khi không có tác động gì đến đường dẫn. - Thẻ
rel = ”nofollow”
: Được sử dụng khi mong muốn công cụ tìm kiếm bỏ qua đường dẫn. Thuộc tính này áp dụng với những trang web thứ ba bị Google phạt hoặc có chạy quảng cáo.
Cách đặt thẻ rel = ”nofollow”
:
Link Anchor Text
Lưu ý trong việc quản lý External link
Khi đặt External link, bạn cần phải quản lý được chúng để đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số lưu ý cần quan tâm khi quản lý những đường dẫn liên kết này.
Outbound link xuất phát từ bình luận của người dùng
Thông thường, nhiều trang web sẽ tạo thêm phần bình luận ở cuối trang để tăng mức độ tương tác. Điều này khiến khách hàng cảm thấy ý kiến của mình được doanh nghiệp trân trọng hơn. Tuy nhiên, việc hàng trăm, hàng nghìn link được người đọc chèn vào trang web khiến website dễ bị đánh giá là spam và bị Google phạt.
Lúc này, cách giải quyết sẽ là kiểm duyệt triệt để những đường dẫn được chèn vào. Nếu không thể quản lý hết, hãy sử dụng thẻ rel = ”nofollow”
để công cụ tìm kiếm mặc định bỏ qua.
Outbound link đến từ những quảng cáo có trả phí
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn chèn đường dẫn đến những quảng cáo có trả phí để kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên, nếu những quảng cáo này xuất hiện quá nhiều thì sẽ đem lại những phiền phức với người xem.
Thay vào đó, hãy gợi ý rõ ràng với người dùng. Điều này giúp họ biết trước đó là quảng cáo và quyết định có nên click vào hay không.
Cách xóa External link trong website
Thao tác xóa External link ở website khá đơn giản, chỉ cần làm theo những bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập hệ thống quản trị website.
- Bước 2: Di chuyển đến trình quản trị của trang đích, nơi chứa External link cần xóa.
- Bước 3: Click trỏ chuột hoặc bôi đen Anchor text có chứa link.
- Bước 4: Tìm biểu tượng “móc khóa liên kết” để gỡ link. Hoặc bạn cũng có thể xóa trực tiếp trên source code.
2 công cụ hỗ trợ kiểm tra Outbound link dành cho website
Có rất nhiều công cụ để check Outbound link hiệu quả. Tuy nhiên ngay dưới đây, Vietnix sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 công cụ phổ biến nhất hiện nay.
1. Screaming Frog
Thao tác kiểm tra link out bằng Screaming Frog diễn ra như sau:
- Bước 1: Truy cập Screaming Frog, nhập vào ô tìm kiếm link hoặc website bạn muốn check Outbound link, nhấn “Start”.
- Bước 2: Bảng kết quả được hiển thị. Để kiểm tra toàn bộ External link của website, nhấn “External”.
- Bước 3: Nhấn “Export” để xuất ra file và lưu về máy tính.
2. Ahrefs
Để kiểm tra toàn bộ Outbound link của một trang web bất kỳ, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào Ahrefs.
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm, nhập vào website cần kiểm tra.
- Bước 3: Ở thanh menu bên trái, kéo xuống và chọn “Linked Domain”.
- Bước 4: Tại trang kết quả, xem phần hiển thị ở “External link”. Kết quả sẽ hiển thị những domain được điều hướng đến, trong đó:
- Linked domain: Là những domain được liên kết đến.
- DR: Chỉ số thể hiện độ uy tín.
- Links from target: Những liên kết cụ thể mà link out trỏ đến.
- Dofollow: Hiển thị số liên kết. Màu sắc xanh đậm thể hiện thuộc tính của Outbound link là dofollow hay nofollow.
- Bước 5: Kiểm tra External link điều hướng đến trang web nào. Cụ thể, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng mũi tên tương ứng với domain ở cột “Links from target”, danh sách link và Anchor text sẽ hiển thị.
Ngoài 2 công cụ trên, bạn cũng có thể sử dụng nhiều công cụ thịnh hành khác như SEMRush, Google Tag Manager,… để đem lại hiệu quả trong công việc.
Một số lưu ý quan trọng khi tạo External link
Trong quá trình tạo External link, bạn cần phải tham khảo những lưu ý sau để link out chất lượng:
- Link out đa dạng, cung cấp nhiều thông tin.
- Đặt Anchor text phù hợp, linh hoạt cho từng liên kết.
- Hạn chế đặt quá nhiều Outbound link đến cùng 1 trang web thứ ba.
- Khi đặt External link, hãy đề cao chất lượng hơn số lượng.
- Nội dung link out cần liên quan, phù hợp với nội dung bài viết.
- Trang web liên kết phải chất lượng, uy tín và không bị phạt bởi Google.
- Hạn chế đi link đến những quảng cáo có trả phí.
Nằm lòng những lưu ý trên, SEOer sẽ thành thạo trong việc link out và tối ưu website hiệu quả.
Những loại website tránh đặt External link
Những loại website dưới đây cần tránh đặt External link để không bị “phản tác dụng”. Cụ thể:
1. Website có nội dung trùng lặp với bài viết
Độc giả sẽ hứng thú hơn với những thông tin mới thay vì những kiến thức đã đề cập đến trong bài viết. Vì thế, việc đặt External link đến những website có nội dung trùng lặp sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Thậm chí, điều này có thể khiến bạn đọc cảm thấy khó chịu, nhàm chán.
2. Website có chứa những phần mềm độc hại hay cung cấp nội dung bất hợp pháp
Việc trỏ link đến một website chứa phần mềm độc hại hay nội dung bất hợp pháp chẳng hạn như: cá độ, các trang web đánh bài,… là điều nên tránh. Bởi lẽ, website của bạn sẽ trở nên giảm uy tín khi người đọc vô tình thấy hay click vào đường link đó.
Ngoài ra, việc làm này cũng khiến website có nguy cơ cao bị đưa vào danh sách đen bởi công cụ tìm kiếm vì gây hại đến người dùng.
3. Các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Twitter,…, các forum, group,…
Đã bao giờ bạn nghĩ đến trường hợp sau khi độc giả click vào link out dẫn đến các nền tảng mạng xã hội thì họ sẽ bị cuốn vào đó và không quay trở lại website của bạn chưa? Đây có lẽ là điều mà nhiều doanh nghiệp lo lắng vì lúc này, việc đặt link out đã hoàn toàn bị “phản tác dụng”. Vì thế, bạn hãy cân nhắc khi đặt External link đến những nền tảng này!
4. Website không hoạt động khi có lượng truy cập lớn
Đối với những website chỉ hoạt động trên một trình duyệt hoặc một quốc gia cụ thể, tình trạng quá tải là điều không thể tránh khỏi. Nếu link out đến những trang web thường xuyên quá tải này, hiệu quả giữ chân bạn đọc sẽ không cao.
5. Website yêu cầu người đọc thanh toán để có thể xem nội dung
Thay vì phải trả phí để có thể xem nội dung, bạn đọc sẽ nghĩ đến phương án tìm kiếm thông tin ở những website khác. Ngoài ra, việc cung cấp những thông tin thanh toán sẽ khiến họ lo lắng về mức độ bảo mật. Điều này khiến hiệu quả External link ở website của bạn bị giảm đi đáng kể, thậm chí gây ấn tượng không tốt trong mắt người dùng.
6. Website cung cấp những tài liệu không chính xác
Không bất cứ ai muốn mất thời gian để tìm hiểu những thông tin không chính xác. Điều này khiến website của bạn mất đi độ uy tín, thậm chí bạn đọc sẽ không muốn truy cập vào trang web đó nữa.
7. Website có nội dung không liên quan đến bài viết
Độc giả có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi click vào một đường link có nội dung không hề liên quan đến bài viết. Điều này không hề làm chặt chẽ thêm luận điểm bài viết của bạn mà thậm chí, bạn đọc sẽ không muốn ghé lại vào những lần tiếp theo.
8. Những đường dẫn chỉ dùng để quảng bá website khác
Hãy thử đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu cảm giác phiền phức khi click vào một đường link chỉ toàn là quảng cáo. Thông thường, họ sẽ tắt trang web đó ngay mà không cần quan tâm nội dung của website ấy ra sao.
9. Liên kết đến blog cá nhân, trang của người nổi tiếng
Quan điểm của những blog cá nhân hay trang của những người nổi tiếng đều mang yếu tố chủ quan. Vì thế, bạn cần tránh đặt External link đến những trang web này nếu thông tin được cung cấp chưa được xác thực.
10. Website chứa các tài liệu yêu cầu plugin hoặc những ứng dụng khác, chẳng hạn như Java, Flash,…
Độc giả sẽ cảm thấy e ngại khi phải cài đặt plugin hay những ứng dụng khác như Flash, Java,… để có thể xem bài viết. Bởi lẽ, điều này khá mất thời gian và tác động đến tâm lý lo sợ về vấn đề bảo mật.
8 loại link nên tránh đặt External link
Mặc dù việc link out là rất quan trọng nhưng nếu bạn đặt External link sai cách, website của bạn sẽ gặp những rủi ro khó lường. Vì thế, bạn cần tránh đi link đến những trang web sau:
- Đặt các Outbound link trong danh sách: Danh sách thường dùng để trực tiếp cung cấp thông tin và điều hướng nội bộ nên việc đặt External link là điều không cần thiết. Thay vào đó, có thể link out trong danh sách nhúng ở cuối bài viết.
- Đường dẫn liên kết tới trang cá nhân: Thông tin trên trang cá nhân nếu chưa được xác thực thì cần hạn chế đặt Outbound link.
- Liên kết đến nội dung không phải ngôn ngữ tiếng Việt: Thông thường, người dùng sẽ dễ tiếp nhận những thông tin bằng tiếng Việt hơn. Trường hợp đi link đến web nước ngoài, trang web phải là tài liệu tham khảo sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Những trang web yêu cầu phải đăng ký mới có thể xem thông tin: Bạn đọc thường sẽ không hứng thú với những trang web yêu cầu phải đăng ký hoặc trả phí để xem nội dung. Vì thế, cách đi link này sẽ không đạt được hiệu quả cao.
- Dẫn đến những website chứa video người dùng gửi: Chưa có chính sách nào quy định cụ thể về việc liên kết đến những website video. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây chính là bản quyền.
- Đi link đến những trang điều hướng: Việc link out đến những trang đã gắn URL điều hướng đến một web khác sẽ được liệt kê vào danh sách spam.
- Hạn chế đặt External link đến website quá giàu media: Điều này có thể dẫn đến tình trạng media không tương thích với thiết bị của người dùng.
- Không chèn quá nhiều link out cho một luận điểm: Việc đưa quá nhiều dẫn chứng sẽ khiến người đọc bị rối và ngại click vào link liên kết. Lúc này, hiệu quả tối ưu sẽ giảm đi đáng kể.
Hiểu được những nguyên tắc này khi SEO, website của bạn sẽ có nhiều khả năng lên top lâu dài, bền vững.
5 nguồn Outbound link uy tín cho SEO
Trong quá trình xây dựng Outbound link cho website, SEOer có thể tham khảo những nguồn link uy tín sau:
1. Website chính phủ
Không còn gì để bàn cãi về mức độ uy tín của những website chính phủ. Một số website chính phủ bạn có thể đặt External link: thanhtra.gov.vn, baochinhphu.vn,…
2. Website về giáo dục
Là những website có gắn đuôi .edu
. Người đọc sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi truy cập vào những trang web về giáo dục, chẳng hạn như:
- https://moet.gov.vn/ (Bộ Giáo dục & Đào tạo).
- http://icd.edu.vn/ (Bộ Giáo dục & Đào tạo – Cục Hợp tác Quốc tế),…
3. Website đầu ngành
Đây là những trang web cung cấp thông tin chuẩn và chính xác nhất. Khi đi link những website này, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao sự uy tín về website của bạn. Một số website đầu ngành phổ biến:
- https://moh.gov.vn (Cục quản lý dược của Bộ Y Tế).
- https://ehealth.gov.vn (Cục Công nghệ Thông tin của Bộ Y Tế),…
4. Website của những tổ chức phi lợi nhuận
Là những website có gắn đuôi .org
. Bao gồm trang web chính thống của những tổ chức phi lợi nhuận có tiếng tăm như: http://www.sjvietnam.org (Tổ chức tình nguyện xã hội),…
5. Website của những cá nhân có tiếng trong ngành
Bài viết của bạn sẽ có độ tin cậy hơn nếu được đặt link đến website của những chuyên gia am hiểu trong ngành. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội được chuyên gia chú ý và Backlink chất lượng.
External link trong blog là gì?
External link mô tả bất kỳ trường hợp nào mà bạn liên kết đến một trang web bên ngoài miền web của riêng bạn. Điều đó có thể bao gồm liên kết đến các blog khác trong bolg của bạn hoặc bất kỳ trường hợp nào khác mà liên kết đi khỏi trang web chính bạn.
Làm cách nào để tạo External link trong HTML?
Để tạo liên kết trong trang HTML, hãy sử dụng các thẻ và , là các thẻ được sử dụng để xác định các liên kết. Thẻ cho biết nơi liên kết bắt đầu và thẻ cho biết nơi chúng kết thúc. Bất kỳ văn bản nào được thêm vào bên trong các thẻ này, sẽ hoạt động như một liên kết.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về External link bao gồm ưu nhược điểm, cách sử dụng cũng như những lưu ý mà SEOer cần nắm rõ. Qua bài viết, Vietnix hy vọng rằng bạn sẽ ứng dụng thành thạo và đẩy nhanh thứ hạng website của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc có thêm thông tin hữu ích về External link muốn chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới để được mọi người cùng tham khảo!