Google Discovery Ads là gì? 10 bước tạo Google Discovery Ads
Nội Dung ChínhGoogle Discovery Ads là gì?Google Discovery Ads có những hình thức nào?Stand Discovery AdsURL cuốiHình ảnhTiêu đềMô tảCall to Action (CTA) Discovery Carousel AdsQuảng cáo Google Discovery có tốt không?Sử dụng quảng cáo Google Discovery như thế nào cho phù hợp?Cách target cho Google Discovery AdsCách đặt ngân sách và giá thầu cho Discovery … Tiếp tục đọc Google Discovery Ads là gì? 10 bước tạo Google Discovery Ads
Google Discovery ra đời giúp các nhà quảng cáo gia tăng khả năng thực hiện các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hiệu quả hơn. Vậy cụ thể về hình thức quảng cáo này như thế nào? Làm thế nào để khởi tạo thành công một chiến dịch quảng cáo? Cùng Vietnix tìm hiểu qua các nội dung trong bài viết sau đây nhé!
Google Discovery Ads là gì?
Google Discovery Ads là một hình thức quảng cáo mới của Google được ra mắt vào tháng 5 năm 2019, tại sự kiện Google Marketing Live. Với chức năng chính giúp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu một cách giá trị nhất.
Các chiến dịch chạy thử nghiệm với Google Discovery mang về nhiều hiệu quả với đối tượng mục tiêu được nhắm đến chuẩn xác, thực hiện tối ưu chiến dịch thông qua Machine Learning để xây dựng bản kế hoạch đầy đủ cho Youtube, Gmail và Discovery Feed.
Ngoài ra, Google Discovery còn là một nguồn cung ứng dữ liệu xuất hiện trên trang chủ của Google và trang chủ các ứng dụng Android, iOS của Google. Nhà quảng cáo dựa vào đó có thể cá nhân hóa nguồn dữ liệu để quan sát và phân tích những nội dung liên quan.
Mặt khác, Google Discovery có thể thu thập được dữ liệu của người dùng qua quá trình tương tác của người dùng trên các thiết bị, từ đó hiển thị đến người dùng những nội dung tương thích với nhu cầu, thị hiếu của họ.
Bên cạnh đó, nhà quảng cáo vẫn sẽ quản lý ngân sách hàng ngày cũng như đối tượng mục tiêu của mình, thực hiện chuyển đổi và tối ưu hóa toàn bộ Website thông qua các chỉ số quảng cáo được Google tạo ra.
Bạn có thể tham khảo thêm về sự kiện Google Marketing Live qua video dưới đây:
Google Discovery Ads có những hình thức nào?
Được biết, Discovery Google cung cấp đến người dùng 2 hình thức quảng cáo phổ biến là Standard Discovery Ads (Quảng cáo chỉ bao gồm 1 hình ảnh) và Discovery Carousel Ads (Quảng cáo xoay vòng).
Thông qua từng hình thức sử dụng, nhà quảng cáo có thể cung cấp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau đến Google, từ đó có thể thử nghiệm nhiều biến thể quảng cáo khác nhằm mục đích mang đến thông điệp phù hợp cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
Stand Discovery Ads
Đối với hình thức quảng cáo Stand Discovery, một chiến dịch cần đảm bảo các thành phần quan trọng như sau:
URL cuối
Sau khi đã nhấn chuột vào phần Ads, thành phần URL ở đây là địa chỉ mà quảng cáo dẫn đến. Nhà quảng cáo nên đặt URL cuối về Page giúp người truy cập có thể hiểu cụ thể hơn về sản phẩm, dịch vụ đang quảng cáo, và điều này cũng là yếu tố giúp gia tăng chất lượng quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi.
Lưu ý: Tránh dẫn về trang chủ của mình.
Hình ảnh
Mục đích chính của Google Discovery Ads là truyền cảm hứng và làm cho nhóm đối tượng mục tiêu dừng lại đọc và tìm hiểu lâu hơn nội dung ở trang của bạn trong suốt quá trình tìm kiếm những trang có lượt tiếp cận cao.
Càng nhiều khách hàng tìm hiểu về trang của bạn đồng nghĩa với tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công càng cao. Do đó, nhà quảng cáo cần phải làm nổi bật lên chiến dịch quảng cáo của mình, đầu tư vào nội dung, hình ảnh thật đặc sắc và sáng tạo để gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem.
Đối với quảng cáo chạy trên Google Discovery, Google cho phép cập nhật tối đa 15 hình ảnh khác nhau để thử nghiệm một chiến dịch. Lời khuyên là bạn có thể thử đăng tải các hình ảnh với nhiều kích cỡ khác nhau để có lượng tiếp cận người xem tối đa.
Ngoài đăng tải những hình ảnh của mình, bạn còn có thể tìm kiếm ảnh stock trên Shutterstock, rồi để Google scan ảnh đó từ Web của bạn. Hoặc là sử dụng ảnh từ Feed ở các trang mạng xã hội như Facebook, Linkedin,…
Tiêu đề
Tiểu đề chính là dòng đầu tiên trong quảng cáo và được bôi đậm màu. Nhà quảng cáo có thể cung cấp tối đa 5 tiêu đề (Mỗi tiêu đề không quá 40 ký tự).
Mô tả
Nằm dưới Tiêu đề chính là đoạn mô tả nêu tóm tắt nội dung chiến dịch. Đây chính là cơ hội cho các nhà quảng cáo truyền tải được thông điệp hấp dẫn nhất về chiến dịch quảng cáo đến với khách hàng.
Lưu ý: Có thể cung cấp tối đa là 5 mô tả với mỗi mô tả không quá 90 ký tự.
Call to Action (CTA)
Thành phần CTA được xem như một lời kêu gọi người xem ra quyết định mua hàng. Thường đính kèm trong các chiến dịch với các nút như “Mua ngay” hay “Nhận giá”,…
Mặc dù đây là thành phần không bắt buộc nhưng các nhà quảng cáo có thể để Google thử nghiệm tối ưu hóa các nút CTA cho chiến dịch thêm phần hiệu quả.
Discovery Carousel Ads
Hình thức quảng cáo Discovery Carousel cũng có cấu tạo tương tự với hình thức Stand Discovery. Điểm khác biệt ở đây là cho phép nhà quảng cáo có thể di chuyển và xem hình ảnh được cập nhật dưới dạng xoay vòng.
Nhà quảng cáo có thể tải lên từ 2 – 10 hình ảnh để dùng làm các thẻ xoay vòng. Sau đó, Google sẽ hiển thị theo đúng thứ tự hình ảnh đã đăng tải.
Lưu ý: Google chỉ chấp nhận các hình vuông hoặc khung ảnh tương ứng tỷ lệ 1.91:1 cho các thẻ và các ảnh trong cùng một chiến dịch quảng cáo xoay vòng. Do đó, nhà quảng cáo chỉ được phép chọn 1 trong 2 kiểu ảnh, nếu chọn cả 2, quảng cáo sẽ bị vô hiệu.
Quảng cáo Google Discovery có tốt không?
Là hình thức quảng cáo mới của Google, Google Discovery ra đời đã mang đến một bước tiến mới trong lĩnh vực này. Cho phép nhà quảng cáo mở rộng phạm vi quảng cáo thông qua việc thiết lập chiến sau khi biết nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu muốn mua sản phẩm, dịch vụ của mình.
Không chỉ vậy, quảng cáo Google Discovery còn cho phép nhà quảng cáo mang sản phẩm, dịch vụ dễ dàng tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thông qua Discovery Feed đưa lên đầu trang của Youtube hoặc Gmail.
Thực hiện các chiến dịch quảng cáo Google không chỉ giúp nhà quảng cáo gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn giúp tiết kiệm tối đa ngân sách. Được biết, một nút CTA trung bình của các chiến dịch Google Discovery nằm trong khoản mức 12.19 USD (Gần 300.000 VNĐ).
Tóm lại, Google Discovery là một giải pháp hữu ích cho các nhà quảng cáo trong quá trình triển khai các chiến dịch marketing. Với nhiều tính năng tiện ích, công cụ này đã mang đến những lợi ích đáng kể như đẩy mạnh tương tác và phạm vi bao phủ trên các mạng xã hội. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu nhiều chi phí.
Sử dụng quảng cáo Google Discovery như thế nào cho phù hợp?
Một chiến dịch Google Discovery Ads được sử dụng phù hợp nhất trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu:
- Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi về doanh số, lượng truy cập và đăng ký bản quyền ở phạm vi rộng trên đa phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng.
- Tiếp cận với nhiều người dùng mới thông qua các phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích chia sẻ những quảng cáo nhận diện thương hiệu, trực quan hóa nguồn cung cấp dữ liệu trên Google.
- Kết nối lại với nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp. Khi khách hàng quay trở lại trang web, đây là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện các hành động thúc đẩy khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Cách target cho Google Discovery Ads
Chiến dịch quảng cáo Google Discovery không thể Target đến đối tượng người xem trên các từ khóa. Mặt khác, các nhà quảng cáo có thể tùy chọn nhóm đối tượng mục tiêu để hiển thị quảng cáo như:
- Remarketing: Hiển thị quảng cáo đến nhóm đối tượng là khách hàng cũ hoặc từng truy cập vào trang web. Nhà quảng cáo có thể tạo ra nhiều nhóm Remarketing khác nhau tùy thuộc vào những tương tác tồn tại trong quá khứ (truy cập đến một trang web nào đó, từng mua hàng, từng bỏ vào giỏ hàng,…). Mục đích của việc tiếp thị lại là để kéo lại tương tác của các đối tượng đó.
- Phân khúc khách hàng: Nhà quảng cáo được phép Target dựa trên nhiều tiêu chí như là giới tính, độ tuổi, quốc gia, trình độ học vấn,…
- Đối tượng trong thị trường: Chính là những đối tượng người dùng đã truy vấn, tìm hiểu hay đang trong trạng thái cân nhắc mua hàng.
- Sự kiện quan trọng: Nhà quảng cáo có thể Target đến những sự kiện mà nhóm đối tượng mục tiêu của mình có thể quan tâm đến như: Khởi nghiệp, tốt nghiệp, cưới xin, mua nhà,…
- Những chủ đề quan tâm: Ngoài ra, Discovery còn Target được đối tượng mục tiêu đối với những chủ đề mà họ hứng thú, quan tâm thông qua lịch sử truy vấn trong quá khứ.
Không bị giới hạn trong phạm vi hẹp, nhà quảng cáo còn có thể hướng Target đến phạm vi rộng hơn 1 nhóm đối tượng mục tiêu và có thể tạo ra được nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Cách đặt ngân sách và giá thầu cho Discovery Campaign
Chiến dịch quảng cáo trên Google Discovery được thực hiện dựa trên các thuật toán máy tính và chiến thuật Smart Bidding của Google. Được biết, hiện Google Discovery cho nhà quảng cáo thiết lập 2 chiến thuật thầu, gồm:
- CPA chỉ tiêu: Google sẽ cố gia tăng chuyển đổi với giá cố định trên mỗi lần chuyển đổi. Chiến thuật thầu này thích hợp cho nhà quảng cáo có ngân sách gấp ít nhất 10 lần CPA chỉ tiêu.
- Chuyển đổi tối đa: Google sẽ tối ưu chuyển đổi với mức CPA thấp nhất có thể. Nhà quảng cáo có nguồn ngân sách nhỏ hoặc không có nhu cầu đạt 10 chuyển đổi/Ngày sẽ thích hợp với chiến thuật thầu này.
Trung bình một CPA đối với một chiến dịch tại Google Discovery có mức giá 12 USD. Vậy nên, dù với ngân sách nhỏ thì các nhà quảng cáo vẫn có thể thu về những kết quả khả quan.
Đối với các chiến dịch đầu tiên chạy trên Google Discovery, lời khuyên tốt nhất dành cho nhà quảng cáo là chờ từ 2 – 3 tuần để thử nghiệm từng giá thầu khác nhau hoặc lựa chọn thay đổi quảng cáo. Như vậy, Google có thể gia tăng khả năng tiếp cận và tương tác của người dùng cũng như có những điều chỉnh phù hợp cho chiến dịch được hiệu quả.
Quy trình tạo chiến dịch Google Discovery Ads
Khởi tạo một chiến dịch quảng cáo trên Google Discovery khá đơn giản. Dưới đây là quy trình 10 bước tạo một chiến dịch được thực hiện như sau:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn.
- Nhấn vào “Campaigns” ở bên trái menu trang.
- Nhấn vào biểu tượng dấu cộng “+” màu xanh trên giao diện để tạo một chiến dịch mới.
- Lựa chọn các mục “Sale”, “Lead” hay “Website Traffic” để thiết lập mục tiêu cho chiến dịch.
- Lựa chọn kiểu chiến dịch Discovery.
- Thiết lập tên gọi cho chiến dịch mới. Tiếp đó, cài đặt ngôn ngữ và khu vực chạy quảng cáo.
- Thiết lập ngân sách chạy hàng ngày và chọn chiến thuật thầu theo nhu cầu.
- Kiểm tra lại ở phần cài đặt thêm nếu muốn, bao gồm ngày bắt đầu – kết thúc, khung giờ chạy cụ thể và tối ưu thao tác chuyển đổi cụ thể.
- Cài đặt nhóm quảng cáo đầu tiên và chọn nhóm đối tượng mục tiêu. Lưu ý rằng, có thể linh hoạt tạo thêm nhóm quảng cáo vào bất cứ lúc nào nếu muốn nhắm đến nhiều đối tượng tiếp cận hơn.
- Đăng tải quảng cáo Discovery vừa thiết lập hoàn tất. Bên cạnh đó, phối hợp cùng Machine Learning để tăng cường tối ưu chiến dịch.
Những câu hỏi thường gặp về Google Discovery Ads
Ví dụ về Google Discovery Ads là gì?
Google Discovery Ads là những quảng cáo được cá nhân hóa, hấp dẫn về mặt hình ảnh xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của Google trên ứng dụng YouTube, ứng dụng Google và ứng dụng Gmail. Chúng có mục đích tiếp cận khán giả vào những thời điểm họ sẵn sàng khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới.
Tại sao nên sử dụng Google Discovery Ads?
Tăng mức độ nhận biết thương hiệu và mức độ tương tác của người dùng.
Mở rộng quy mô chuyển đổi của bạn.
Thu hút sự chú ý của khán giả.
Đơn giản hóa việc quản lý chiến dịch
Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo Google Discovery. Từ đó, có thể giúp bạn thực hiện hiệu quả các chiến dịch, mang về nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!