Quảng cáo PPC là gì? Toàn bộ thông tin về quảng cáo PPC

Nội Dung ChínhPPC là gì?Nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay1. Google2. FacebookPPC hoạt động như thế nào?Điểm khác biệt giữa SEO và PPC1. Vị trí tại kết quả tìm kiếm2. Chi phí sử dụng3. Lượng truy cập4. Tỷ lệ chuyển đổi5. Độ khó khi thực hiện6. Phương pháp sử dụngƯu và … Tiếp tục đọc Quảng cáo PPC là gì? Toàn bộ thông tin về quảng cáo PPC


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Hiện nay, để gia tăng doanh số bán hàng, một trong những chiến lược Marketing được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng là PayPerClick (PPC). Đặc biệt, đây còn là phương pháp cực kỳ hữu dụng đối với các doanh nghiệp trẻ, các công ty startup để thu hút khách hàng. Vậy quảng cáo PPC là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

PPC là gì?

PPC viết tắt của từ Pay Per Click, còn được gọi là quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột. Đây là một mô hình tiếp thị trên Internet, cho phép các công ty, doanh nghiệp đặt quảng cáo trên SERP (trang kết quả của công cụ tìm kiếm), các trang web truyền thông xã hội và những website khác.

Các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo, số tiền sẽ dựa trên chi phí đã đặt giá thầu trong chiến dịch đã đề ra. Người dùng sẽ thấy các quảng cáo PPC xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm: Google, Bing,… Hay thông qua các banner, các nền tảng mạng xã hội như: Twitter, LinkedIn, Facebook,… 

PPC là gì?
PPC là gì?

Một ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giá thầu như sau: Bạn đặt giá thầu tối đa cho mỗi nhấp chuột là 15.000 VND, có nghĩa là bạn chỉ cần trả 15.000 VND hoặc ít hơn cho mỗi lần nhấp chuột. Nếu cùng từ khóa, đối thủ cạnh tranh trả 10.000 VND thì bạn chỉ phải trả nhiều hơn đối thủ là được, chẳng hạn như 10.100 VND. Trong trường hợp đối thủ sẵn sàng trả giá cao hơn, chẳng hạn như 20.000 VND thì quảng cáo của họ sẽ được hiển thị trên của bạn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thương hiệu phải chi trả đến hàng trăm nghìn cho các nhấp chuột chỉ để chiếm vị trí số 1 trên các nền tảng. Bởi lẽ mục tiêu của PPC đơn thuần chỉ là tăng số lần truy cập vào trang web. Từ đó biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền. 

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại, nền tảng quảng cáo PPC được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là Google và Facebook.

1. Google

Nếu nói nhà cung cấp nội dung chính là “người bán” PPC, vậy thì đơn vị bán PPC lớn nhất chắc chắn phải gọi tên Google Ads. Có gần 4 tỷ người dùng Google trên toàn thế giới, ước tính trung bình Google xử lý hơn 90.000 nghìn lượt tìm kiếm mỗi giây. Điều này có nghĩa đây là một “mảnh đất màu mỡ” cho quảng cáo PPC.

Nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay
Nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay

Google sẽ cung cấp quảng cáo PPC trên công cụ tìm kiếm cũng như các trang đối tác tìm kiếm. Tuy quảng cáo pay-per-click trên Google sẽ hiệu quả hơn nhưng đây lại là một nền tảng cạnh tranh mạnh. Có thể doanh nghiệp sẽ cần phải trả phí nhiều hơn cho những từ khoá có tính cạnh tranh cao trên Google.

2. Facebook

Hiện nay, Facebook là một nền tảng mạng xã hội phổ biến với người dùng trên thế giới. Chính vì thế, đây cũng là nền tảng hiệu quả cho quảng cáo PPC, chủ yếu nhờ vào tùy chọn nhắm mục tiêu cụ thể mà Facebook đem lại. Bạn có thể nhắm vào người tiêu dùng dựa trên các tiêu chí như: Nhân khẩu học, địa lý, sở thích, hành vi,… Mặt khác, một ưu điểm khác là Facebook Ads còn có thể liên kết và quảng cáo trên Instagram.

PPC hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của PPC phụ thuộc vào giá thầu mà doanh nghiệp đã đặt ra. Về bản chất, giá thầu chính là số tiền mà bạn có thể và sẵn sàng bỏ ra để khách hàng click vào website một lần. Đây cũng là cơ sở để bạn cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.

Có thể nói, những cuộc đấu giá này là mắt xích quan trọng quyết định thứ tự hiển thị trên các nền tảng quảng cáo. Ví dụ: Mỗi khi có một vị trí quảng cáo xuất hiện trên SERP, cuộc đấu giá cho từ khoá đó sẽ ngay lập tức diễn ra. Số tiền đặt giá thầu và chất lượng của quảng cáo sẽ quyết định đơn vị nào sẽ xuất hiện ở vị trí trên cùng trong không gian quảng cáo cũng như tần suất hiển thị của chúng.

PPC hoạt động như thế nào?
PPC hoạt động như thế nào?

Một yếu tố cần lưu ý trong quảng cáo PPC là điểm chất lượng của quảng cáo. Điểm chất lượng này được đánh giá dựa trên 3 yếu tố chính là:

  • Chi phí quảng cáo.
  • Chất lượng trang đích.
  • CTR (tỷ lệ nhấp vào trang).

Website của bạn sẽ xếp ở thứ hạng cao nếu điểm chất lượng được đánh giá cao.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Điểm khác biệt giữa SEO và PPC

PPC và SEO là hai phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để tăng lượng truy cập (traffic) cho trang web của bạn. Tuy có cùng một công dụng nhưng thực tế hai phương thức này lại có nhiều điểm khác nhau.

1. Vị trí tại kết quả tìm kiếm

Về vị trí trong công cụ tìm kiếm, quảng cáo PPC sẽ được xếp tại vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng tìm kiếm tự nhiên. Chính vì thế, so sánh về xác suất, kết quả người dùng truy cập PPC cũng sẽ nhiều hơn kết quả SEO. 

  • SEO: Trang web cần tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm mới có thể có vị trí đầu tiên.
  • PPC: Quảng cáo xuất hiện trên trang đầu bằng cách trả chi phí cho mỗi nhấp chuột cao hơn.

2. Chi phí sử dụng

Vấn đề dễ nhận thấy nhất để phân biệt được PPC và SEO đó chính là chi phí. SEO là miễn phí, tuy nhiên cần thời gian để xếp hạng trang web. Còn nhắc đến PPC có nghĩa là nhắc đến việc quảng cáo chỉ có thể được xếp hạng khi có trả phí.

Thách thức lớn nhất của SEO là đòi hỏi nhiều công sức để đảm bảo nội dung trên trang web liên tục được lên hàng đầu. Còn đối với PPC lại là chi phí, mức giá sẽ phụ thuộc vào sự phổ biến của từ khoá. Nếu một từ khoá nào đó có độ phổ biến cao thì chiến dịch quảng cáo PPC sẽ tiêu tốn nhiều chi phí.

Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC

Tuy vậy, khía cạnh có lợi hơn của quảng cáo PPC là thương hiệu sẽ chỉ phải trả phí cho mỗi cú click nhấp chuột vào quảng cáo chứ không phải dành cho mỗi lượt xem. Ngược lại, SEO tiêu tốn chi phí gián tiếp và thời gian. Ngoài ra, để cạnh tranh lên top tìm kiếm cũng là một vấn đề không hề đơn giản và phải có một kế hoạch cụ thể.

  • SEO: Cần bỏ ra một chi phí gián tiếp cho dịch vụ SEO để có được vị trí trang đầu tiên nếu bạn không thể tự làm SEO.
  • PPC: Chỉ cần phải trả tiền khi có người bấm vào quảng cáo. Bạn có thể chủ động và tự tính toán số tiền sẽ phải bỏ ra.

3. Lượng truy cập

Lượng truy cập tiềm năng của SEO (lượng truy cập không phải trả tiền) lớn hơn nhiều so với PPC. SEO có thể xếp hạng cho một số từ khóa đã chọn để gửi tới các công cụ tìm kiếm. Còn PPC chỉ hiển thị kết quả tìm kiếm cho một từ khoá cụ thể. Nếu chiến dịch PPC Marketing thành công thì doanh nghiệp sẽ nhận được nhấp chuột từ khách hàng quan tâm 100% đến nội dung hoặc sản phẩm.

Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC

Theo thống kê, nếu website nằm ở vị trí trong 5 vị trí hàng đầu, bạn sẽ có lượng truy cập 24/7 liên tục. Số lượng truy cập thực tế sẽ còn phải dựa trên độ phổ biến của từ khóa đó. Như vậy, các tìm kiếm không phải trả tiền ở vị trí trang đầu tiên sẽ có nhiều lợi thế hơn so với việc mất chi phí cho quảng cáo PPC.

  • SEO: Lượng truy cập cơ bản là liên tục khi bạn đang xếp hạng ở một trong những vị trí hàng đầu.
  • PPC: Quảng cáo PPC có thể nhận được nhiều nhấp chuột hơn nhưng cũng có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn.

4. Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rates) của PPC lại cao hơn so với trong SEO. Đối với PPC, khách hàng sẽ truy cập vào quảng cáo khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Còn đối với SEO, khách hàng có thể truy cập website để tìm kiếm thông tin liên quan đến nhiều từ khóa khác.

  • SEO: Lượng truy cập cao từ nhiều loại hình (chẳng hạn như mạng xã hội) nhưng về mặt chuyển đổi lại không tốt bằng PPC.
  • PPC: Các từ khoá tối ưu hoá cao sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi, tuy nhiên sẽ tốn nhiều chi phí.

5. Độ khó khi thực hiện

Thực chất, cả SEO lẫn PPC đều không dễ thực hiện nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm. Để tự thực hiện SEO hay quảng cáo PPC, bạn đều cần thời gian để học tập và tìm hiểu.

  • SEO: Dự án SEO thường kéo dài từ vài tháng hoặc vài năm để tăng xếp hạng cho những từ khóa cụ thể. Thậm chí, nếu SEO không hiệu quả thì từ khóa sẽ không thể lên hạng.
  • PPC: Còn để tự thực hiện chiến dịch quảng cáo PPC thành công, bạn bắt buộc phải tham gia khoá học cơ bản. Dù muốn hay không thì khi thực hành, bạn cũng sẽ phải mất thêm chi phí để hiểu rõ ràng quảng cáo hoạt động thực tế.

6. Phương pháp sử dụng

Điểm mấu chốt là lựa chọn đúng phương pháp để thu hút lượng truy cập cho trang web. Nếu trang web của bạn còn mới thì biện pháp tối ưu chính là sử dụng PPC trước và sử dụng SEO sau.

Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa PPC và SEO sẽ giúp chiến dịch tiếp thị trên Internet trở nên thành công hơn. PPC có thể mang lại kết quả nhanh hơn. Vậy nên bạn có thể chạy một chiến dịch PPC và thử nghiệm các từ khóa chuyển đổi tốt hơn. Sau đó mới sử dụng SEO để xếp hạng cho những từ khoá đó. Sử dụng PPC khi sản phẩm cần chuyển đổi cao và sử dụng SEO khi có ngân sách hạn chế.

Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC

SEO tuy mất nhiều thời gian nhưng có kết quả lâu dài hơn kể cả khi bạn ngừng tối ưu thứ hạng từ khóa, tất nhiên là trong một số điều kiện nhất định. Còn PPC khi ngừng trả tiền cho các nhấp chuột thì lượng truy cập cũng sẽ mất đi. 

Ưu và nhược điểm của PPC

Quảng cáo PPC cũng giống như các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số khác, có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

Quảng cáo PPC mang loại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

Quảng cáo PPC tiết kiệm chi phí

Mặc dù phải trả phí cho số lần nhấp chuột cũng như cần phân phối số tiền hợp lý để đặt giá thầu. Tuy nhiên, PPC vẫn là phương pháp tiết kiệm và có thời gian nhanh chóng. Số tiền đầu tư sẽ cho phép các thương hiệu, công ty quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng, biến họ thành khách mua hàng.

Cho phép doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của chiến dịch

Phương pháp PPC Marketing có thể đo lường chi tiết hiệu quả của việc thực hiện chiến dịch, điều mà các hình thức quảng cáo offline không làm được. Cụ thể, các trang PPC đều cho phép doanh nghiệp đánh giá các chỉ số về quảng cáo như: Số lượng người xem, số lần nhấp vào quảng cáo. Bên cạnh đó, nghiên cứu quảng cáo nào có thể thu hút được lượng truy cập cao nhất và thấp nhất. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có thể xác định được chiến dịch đó liệu có đem lại lợi nhuận hay không.

Ưu điểm của PPC
Ưu điểm của PPC

Kiểm soát chặt chẽ chiến dịch PPC của mình

Đối với quảng cáo PPC, doanh nghiệp sẽ được toàn quyền kiểm soát chiến dịch của mình. Cụ thể, doanh nghiệp có thể toàn quyền quyết định về những nội dung sẽ xuất hiện trong quảng cáo, nơi hiển thị và đối tượng sẽ được tiếp cận. Từ đó có thể chủ động lên kế hoạch về số tiền đầu tư, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tiếp cận thị trường mục tiêu, lọc lưu lượng truy cập không cần thiết. Đặc biệt, người dùng cũng có thể tạm dừng chiến dịch bất kỳ lúc nào nếu muốn.

Nhược điểm

Những nhược điểm chính bạn có thể gặp phải khi sử dụng quảng cáo PPC bao gồm:

Chi tiêu nhiều hơn và chuyển đổi ít hơn

Mục tiêu của quảng cáo PPC là tiếp cận được khách hàng mục tiêu và khiến họ chuyển đổi. Chuyển đổi ở đây là lượt mua hàng, lưu lượng truy cập vào website,… Tuy nhiên, nếu kế hoạch chiến lược không phù hợp mà vẫn mạo hiểm đầu tư thì rất có thể khiến doanh nghiệp tổn thất một khoản khá lớn. Bởi số tiền đầu tư không bằng lợi nhuận thu lại khi những chuyển đổi không tốt như mong đợi.

Nhược điểm của PPC
Nhược điểm của PPC

Điểm số liên quan đến quảng cáo có thể bị ảnh hưởng khách quan

Các bài quảng cáo có thể bị giảm tần suất hiển thị trên nền tảng nếu như khách hàng giới hạn quyền truy cập hay lựa chọn không quan tâm những nội dung tương tự. Ví dụ như, nền tảng Facebook sẽ cho phép người dùng ẩn quảng cáo không liên quan hay xuất hiện quá nhiều lần. Điều này sẽ khiến tần suất quảng cáo hiển thị trên nền tảng đó thấp hơn dự kiến.

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Chi phí dành cho quảng cáo PPC bao nhiêu?

Giá của quảng cáo PPC sẽ dựa trên lĩnh vực kinh doanh. Với những lĩnh vực phổ biến với các sản phẩm giá rẻ như: Thực phẩm, thời trang thì chi phí quảng cáo thường khá thấp. Chẳng hạn với thương hiệu quần áo, giá phải trả là khoảng 20.000 VNĐ cho mỗi lần nhấp chuột.

Tuy nhiên, với những sản phẩm, dịch vụ có giá thành cao thì chi phí quảng cáo tương ứng cũng sẽ tăng lên. Ví dụ: Số tiền quảng cáo thông thường là 100.000 – 150.000 VNĐ/Click, nếu bạn làm việc trong ngành bất động sản, thẩm mỹ, nha khoa. Các công ty luật sư, công ty bảo hiểm thậm chí có thể phải trả số tiền lên tới 500.000 VNĐ cho mỗi lần nhấp chuột.

Cách quản lý chiến dịch PPC hiệu quả

Việc liên tục phân tích hiệu suất và thực hiện các điều chỉnh để tối ưu hoá các chiến dịch là rất cần thiết. Bạn sẽ phải thực hiện lặp lại quá trình điều chỉnh quảng cáo sau:

  • Thêm từ khóa PPC: Thêm các từ khoá có liên quan đến doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi của chiến dịch PPC. Tuy nhiên, cần xem xét những từ khóa nào sẽ giúp cải thiện mức độ chuyển đổi của quảng cáo.
  • Thêm từ khóa phủ định: Cải thiện mức độ liên quan của chiến dịch và giảm chi tiêu lãng phí bằng cách thêm cụm từ không chuyển đổi làm từ khoá phủ định. Như vậy, quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm những từ khóa không chuyển đổi này.
  • Chia nhóm quảng cáo: Chia nhóm quảng cáo phù hợp giúp doanh nghiệp tạo được nhiều trang đích và văn bản quảng cáo. Từ đó cải thiện tỷ lệ nhấp (TLB), điểm chất lượng cũng như nhắm tới đối tượng mục tiêu phù hợp hơn.
  • Xem lại từ khóa PPC tốn kém: Xem xét lại các từ khoá đắt tiền, hoạt động kém. Nếu không thể cải thiện, bạn hãy tắt quảng cáo.
  • Tinh chỉnh trang đích: Tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chỉnh sửa nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) của trang đích sao cho phù hợp với truy vấn người dùng. Không nên để tất cả lưu lượng truy cập đến cùng một trang.
Cách quản lý chiến dịch PPC hiệu quả
Cách quản lý chiến dịch PPC hiệu quả

Quảng cáo PPC có hiệu quả không?

Có thể nói, PPC hiện là một trong những chiến lược tiếp thị số hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ cho phép doanh nghiệp chủ động chi phí cho quảng cáo, mà còn không giới hạn chi phí tối thiểu hay tối đa. Đặc biệt với những thương hiệu mới hay doanh nghiệp nhỏ, dùng PPC sẽ giúp nhận diện thương hiệu, tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn. Với những doanh nghiệp có ngân sách lớn thì việc sử dụng chiến dịch PPC thường xuyên sẽ thúc đẩy doanh thu, tạo nên lợi nhuận khổng lồ.

Tuy nhiên, để có thể đánh giá hiệu quả khi đã thực hiện một chiến dịch PPC thì cần liên tục thử nghiệm và tối ưu hóa. Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ các chiến dịch, nghiên cứu kỹ lưỡng chiến lược đề ra, theo dõi đối thủ cạnh tranh, bổ sung thêm những kiến thức về nền tảng, … Như vậy, chiến dịch PPC sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất mà các chủ doanh nghiệp mong muốn.

4 loại quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay

Có khá nhiều hình thức quảng cáo PPC được sử dụng nhưng dưới đây là 4 loại hình đem lại nhiều hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.

Tìm kiếm có trả phí là loại hình quảng cáo PPC được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các mẫu quảng cáo sẽ được xuất hiện một cách tự nhiên đến người dùng thông qua các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đặc biệt, hướng đến những khách hàng tiềm năng thông qua nhu cầu tìm kiếm của người dùng có chứa từ khóa mà nhà quảng cáo đã nhắm đến trước đó.

2. Quảng cáo hiển thị

Quảng cáo hiển thị là hình ảnh xuất hiện trong một khu vực cụ thể của trang web, các nền tảng mạng xã hội hay ứng dụng cho phép đặt giá thầu cho từng vị trí. Quảng cáo này thường có các hình ảnh bắt mắt, mục tiêu nhắm đến là những người dùng có thể quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy nên có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với quảng cáo tìm kiếm. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp hiệu quả để gia tăng nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp.

3. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội là cách sử dụng mạng xã hội để liên kết với người dùng với mục đích xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh số hay tăng lượng truy cập vào website. Hiện tại, có một số nền tảng chính có số lượng người dùng đông đảo, tệp khách hàng tiềm năng cao đó chính là: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, YouTube và Snapchat.

4. Nhắm mục tiêu lại/Tiếp thị lại

Nhắm lại mục tiêu/tiếp thị lại hay còn gọi là quảng cáo bám đuổi (Behavioral retargeting). Đây là một cách gợi nhớ hay nhắc nhở khách hàng đã từng tương tác với thương hiệu hay doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mong muốn mà họ đã quan tâm, chẳng hạn như mua đồ đã thêm ở trong giỏ hàng.

Lấy ví dụ dễ hiểu, một khách hàng đăng nhập vào trang web bán hàng và thêm sản phẩm vào giỏ hàng, nhưng lại thoát ra mà không tiếp tục mua. Như vậy, nhãn hàng có thể tiếp thị lại bằng cách gửi email nhắc nhở khách hàng về những món đồ đó, giảm thiểu hành động bỏ giỏ hàng.

Những đối tượng được tiếp thị lại thường được nhắm đến là:

  • Người dùng đã mua hàng.
  • Đã đăng ký nhận thông báo từ website hay nền tảng.
  • Đã truy cập các kênh trực tuyến của nhãn hàng: Youtube, Fanpage,…
  • Khách hàng đã bỏ vào giỏ hàng.
  • Đã dành một khoảng thời gian nhất định trên trang web nhưng không thực hiện chuyển đổi.

Hướng dẫn bắt đầu với quảng cáo PPC

Để chiến dịch PPC đạt hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ mạng lưới các nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay. Đó chính là:

  • Google Ads: Nền tảng phổ biến nhất hiện nay.
  • Facebook: Có tới 2,7 tỷ người dùng.
  • Tiktok: Hiện có hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng.
  • Youtube: Có 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng với đa dạng độ tuổi.
  • Instagram: Nhắm tới mục tiêu khách hàng trẻ tuổi.
  • LinkedIn: Sân chơi của B2B.
  • Twitter : Có hơn 330 triệu người dùng đang hoạt động.
  • Quảng cáo Amazon: Hằng tháng có tới 197 triệu người sử dụng.

Để quảng cáo PPC, doanh nghiệp cần có một trang web hoặc ứng dụng phù hợp. Sau đó, bạn cần tạo nên nhiều trang đích phù hợp theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tiếp theo, bạn có thể sáng tạo nội dung, bài viết, video, inforgarphic,… trên các trang đích này và chèn thêm từ khoá SEO để thu hút người xem. 

Tiếp tục đăng ký với các mạng PPC theo ý muốn rồi nhập tất cả thông tin thanh toán, chi tiết doanh nghiệp, trang web và bắt đầu tạo chiến dịch đầu tiên. Quá trình đăng ký thực sự rất đơn giản nhưng phần khó khăn thực sự chính là chạy chiến dịch. Người phụ trách cần kiểm tra và tối ưu hoá quảng cáo một cách liên tục. Việc kiểm trả phản hồi và thống kê của chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ số lần hiển thị, số lần nhấp. Từ đó tìm hiểu đâu là điểm chưa tốt trong quảng cáo PPC lần này và tối ưu dần.

Lời kết

Mong rằng với những nội dung trên, bạn đã có thể hiểu được PPC là gì, cũng như những hình thức quảng cáo PPC được sử dụng nhiều nhất hiện tại. Bên cạnh đó, biết được cách để bắt đầu một chiến dịch PayPerClick hiệu quả như thế nào. Vietnix hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận