TypeScript là gì? Ưu và nhược điểm của TypeScript
Nội Dung ChínhTypescript là gì?Tại sao nên sử dụng TypeScript?Một số dữ liệu phổ biến của TypeScriptƯu và nhược điểm của TypeScriptƯu điểmNhược điểmChức năng của TypeScript1. Static Typing2. Interfaces3. Classes4. Modules5. GenericsMối quan hệ giữa TypeScript và JavascriptCode Type Script và hướng dẫn biên dịch thành JavascriptCode Type ScriptMã code Type Script 1Mã code … Tiếp tục đọc TypeScript là gì? Ưu và nhược điểm của TypeScript
TypeScript là thông tin được khá nhiều lập trình viên, người dùng tìm hiểu trong khoảng thời gian gần đây. Bởi lẽ khái niệm về TypeScript thực tế vẫn còn khá mới mẻ và chưa thực sự phổ biến. Bài viết hôm nay, Vietnix sẽ cập nhật đầy đủ thông tin TypeScript là gì? Những kiến thức cơ bản về TypeScript để bạn đọc có thể tham khảo và hiểu rõ hơn nhé!
Typescript là gì?
TypeScript là một mã nguồn mở được phát triển và xây dựng bởi Microsoft. Đây là dự án được nâng cấp từ Javascript nhằm bổ sung tính năng kiểu tĩnh và lớp hướng đối tượng trở nên nhanh chóng, ổn định hơn.
Mặc dù ra đời sau CoffeeScript và Dart nhưng TypeScript vẫn nhận được phản hồi vượt trội của nhiều lập trình viên bởi tính năng vận hành vượt trội.
Người phát triển ra TypeScript là Anders Hejlsberg. Người đã góp công lớn trong việc tạo ra nhiều ngôn ngữ lập trình hàng đầu như: Delphi, Turbo Pascal & C#. Hiện nay, mã nguồn mở này được sử dụng tại nhiều ứng dụng chạy ở client-side như: Angular, NodeJS.
Tính năng classes, modules của TypeScript được tích hợp đầy đủ không hề kém cạnh ECMAScript 2015 – ES6. Không dừng lại ở đó, Typescript còn nâng cấp phiên bản của mình để ứng dụng nhiều kỹ thuật đời mới từ ECMAScript.
Tại sao nên sử dụng TypeScript?
Đây là câu hỏi được không ít lập trình viên tân binh thắc mắc. Để bạn đọc có cái nhìn chính xác và rõ nét hơn khi sử dụng, dưới đây Vietnix đã tổng hợp những lý do mà lập trình viên, người dùng nên sử dụng TypeScript như:
- Nhiều Framework lựa chọn: Mới đây nhiều Javascript Framework đã khuyến khích người dùng của mình nên sử dụng TypeScript để phát triển, sử dụng dễ dàng, tối ưu hơn. Ví dụ: Ionic 2.0 và AngularJS 2.0.
- Dễ phát triển các dự án lớn: TypeScript tích hợp vô số kỹ thuật hiện đại, đảm bảo tính lập trình hướng đối tượng chính xác vô cùng nhanh chóng.
- Mã nguồn mở: TypeScript giúp người dùng có thể thoải mái sử dụng, phục vụ công việc của mình hoàn toàn miễn phí, không hề mất phí. Đồng thời còn hỗ trợ cộng đồng.
- Hỗ trợ nhiều tính năng của JavaScript: Những chức năng hiện đại, đời mới tại JavaScript đều được TypeScript cập nhật và cung cấp đầy đủ. Có thể kể tới ECMAScript 2015 – ES6.
- TypeScript là JavaScript: Khả năng biên dịch tạo ra những đoạn mã JavaScript của TypeScript cực kỳ linh hoạt và ổn định. Chính vì thế, lập trình viên có thể chạy TypeScript ở bất cứ đâu miễn là có hỗ trợ biên dịch JavaScript.
Một số dữ liệu phổ biến của TypeScript
Trong quá trình sử dụng TypeScript chắc chắn lập trình viên sẽ gặp phải một số kiểu dữ liệu cực kỳ phổ biến như: String, any, boolean, number, void và arrays. Mỗi một loại đều sở hữu ưu điểm khác biệt, cụ thể:
- String: Chuỗi dữ liệu gắn với “dấu ngoặc kép” hoặc ‘dấu ngoặc đơn’, giống với chức năng của string trong JavaScript.
- Any: Sử dụng những biến khó xác định hoặc không xác định được.
- Boolean: Kiểu dữ liệu true hoặc false, không sử dụng số 0 và 1.
- Number: Mọi giá trị số trong hàm đều sử dụng biểu diễn bởi kiểu số, không có định nghĩa riêng dành cho số nguyên (integer) hoặc số thực (float).
- Void: Kiểu dữ liệu được sử dụng khi hàm không trả lại bất cứ giá trị nào.
- Arrays: Sử dụng 2 cú pháp chính là:
my_array: Array
hoặcmy_arr: number[];
.
Ưu và nhược điểm của TypeScript
Với những tính năng, đặc điểm đặc biệt như trên, khi sử dụng TypeScript sẽ có những ưu và nhược điểm có thể kể đến như:
Ưu điểm
Với vô số tính năng hiện đại, tới nay TypeScript đã mang đến cho người dùng vô số trải nghiệm nhờ vào hàng loạt ưu điểm cực kỳ nổi bật. Đảm bảo đáp ứng tối ưu nhu cầu sử dụng đa dạng của mọi lập trình viên như sau:
- Vận hành miễn phí, tiết kiệm thời gian sử dụng nhờ vào IDE và trình biên dịch vượt trội.
- Giảm thiểu phần trăm va chạm lỗi trong suốt quá trình vận hành.
- Đảm bảo tính hoạt động ổn định – thuận tiện.
- Thao tác mượt mà, nhanh chóng vô, cùng đơn giản, dễ sử dụng.
- TypeScript hỗ trợ các bước chỉnh sửa code tiện lợi hơn nhờ vào lệnh Rename Symbol, Find All Occurrences và RegEx.
- Giúp người dùng tái cấu trúc, nâng cấp hệ thống, phần mềm và ứng dụng vượt trội hơn nhờ vào tính xử lý thông minh.
- Hạn chế thử nghiệm Boilerplate rất hiệu quả, gia tăng xác suất hoàn thành công việc.
- TypeScript còn hợp nhất mã code và đánh giá chính xác khi biên dịch cực kỳ dễ dàng, đơn giản.
- Hỗ trợ tối ưu hóa quy trình làm việc của người dùng, hạn chế tính nhảy bước rồi thực hiện sai thao tác.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đầy nổi bật, tuy nhiên TypeScript vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định trong suốt quá trình lập trình viên thao tác, ứng dụng như sau:
- Người dùng cần biên dịch đuôi
.js
tệp TypeScript tại nền tảng Node.js. - TypeScript cần đảm bảo máy chủ Node.js, webpack và trình thử nghiệm hoạt động ổn định.
- Cần thêm Typedef mỗi khi apply Redux, Styled-Component và React.
- TypeScript không vận hành độc lập hay thay thế bất kỳ vai trò chính nào của JavaScript.
- TypeScript chỉ nâng cấp những nhược điểm còn hạn chế của JavaScript.
Chức năng của TypeScript
TypeScript là một mã nguồn mở còn khá mới mẻ đối với nhiều lập trình viên, chính vì thế phần lớn mọi người đều cực kỳ thắc mắc về chức năng vận hành. Cụ thể dưới đây, Vietnix đã chia sẻ 5 chức năng của TypeScript như sau:
1. Static Typing
Nhắc tới chức năng của TypeScript, chắc chắn không thể bỏ qua Static Typing. Bởi lẽ thông qua đây lập trình viên có thể khai báo kiểu cho biến và giảm thiểu tỷ lệ gán sai trình biên dịch của nhiều giá trị. Nếu mã code sai, TypeScript sẽ thông báo ngay lập tức để người dùng có thể chỉnh sửa.
2. Interfaces
Interfaces là một trong những chức năng của TypeScript nhờ vào chất lượng kiểm tra, check đối tượng có phù hợp với các cấu trúc nhất định hay là không. Thứ tự những thuộc tính cần fill đủ số lượng và đúng kiểu. Nếu một thuộc tính nào đó sai kiểu, sai tên hoặc thiếu sót gì đó, Interfaces sẽ cảnh báo ngay lập tức.
3. Classes
Nhắc tới chức năng chính của TypeScript, quả thực Classes đã hỗ trợ quá trình sử dụng của nhiều lập trình viên. Bởi mã nguồn mở này cung cấp hệ thống class tương đồng với nhiều ngôn ngữ lập trình như C# và Javascript.
4. Modules
Khả năng module hóa của chức năng Modules trong TypeScript giúp lập trình viên thực hiện các dự án lớn dễ dàng hơn nhờ vào hiệu quả phân chia code thành những phần nhỏ. Ngoài ra còn tái sử dụng giúp cho dự án trở nên dễ hiểu và dễ tổ chức hơn nhiều so với file chứa cả hàng nghìn dòng code.
5. Generics
Chức năng Generics có trong TypeScript cho phép lập trình viên sử dụng một hàm có nhận những tham số với nhiều kiểu khác nhau. Qua đó việc tạo lên những thành phần tái sử dụng đối với Generics sẽ vượt trội hơn hẳn Any. Bởi lẽ Generics sẽ bảo tồn kiểu cho những biến vào và biến ra.
Mối quan hệ giữa TypeScript và Javascript
Có thể thấy rõ TypeScript và JavaScript có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ. Do đó, phần lớn người dùng đều muốn phân tích rõ về sự khác biệt giữa 2 mã nguồn này.
Sau khi tổng hợp từ nhiều nguồn, Vietnix biết được cả JavaScript và TypeScript đều sở hữu mục đích giống nhau, câu lệnh và cú pháp cũng không khác biệt. Để nói một cách dễ hiểu thì JavaScript có thể giải quyết các bài toán thông dụng, còn TypeScript sẽ xử lý nhiều bài toán phức tạp (có độ lớn cao hơn).
Dựa trên những phân tích phía trên, có thể thấy rõ TypeScript là một phiên bản nâng cấp hơn so với JavaScript. Chính vì vậy việc mã nguồn mở TypeScript tốt hơn JavaScript cũng khá dễ hiểu, nhưng thực tế mà nói JavaScript vẫn sở hữu cho mình vị trí riêng biệt.
Cụ thể như:
- JavaScript mang đến tính hoạt động lý tưởng cho các ứng dụng đơn giản trên nhiều nền tảng.
- TypeScript yêu cầu tài nguyên CPU và thời gian lớn hơn so với JavaScript.
- TypeScript cung cấp nhiều lợi ích nổi bật hơn JavaScript.
Code Type Script và hướng dẫn biên dịch thành Javascript
Code Type Script
Chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy khá tò mò về Code Type Script, vì vậy, Vietnix đã tìm hiểu chi tiết và thống kê một vài code nổi bật. Thường được lập trình viên sử dụng cho Code Type Script hợp lệ như sau:
Mã code Type Script 1
class Demo
message: string;
constructor(message: string)
this.message = message;
public hello()
console.log(this.message);
const demo = new Demo('hello world');
demo.hello();
Mã code Type Script 2
"compilerOptions":
"target": "es6",
"module": "commonjs",
"strict": true,
"outDir": "dist",
"sourceMap": true
Mã code Type Script 3
let x = 1;
let y = 2;
let z = x + y;
console.log(z);
Mã code Type Script 4
class Customer
Name : string;
constructor (firstName: string, lastName: string)
this.Name = firstName + " " + lastName;
GetName()
return "Hello, " + this.Name;
Mã code Type Script 5
var Customer = (function ()
function Customer(firstName, lastName)
this.Name = firstName + " " + lastName;
Customer.prototype.GetName = function ()
return "Hello, " + this.Name;
;
return Customer;
());
Hướng dẫn biên dịch thành Javascript
Tiếp theo đây, Vietnix sẽ hướng dẫn cách biên dịch thành JavaScript để bạn đọc có thể hiểu rõ và áp dụng chính xác hơn. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng sai phạm khiến biên dịch bị lỗi, sửa chữa gây tốn thời gian,… Phần lớn TypeScript đều được viết trong các file .ts
hoặc .tsx
cho JS. Do đó, không thể sử dụng trực tiếp tại trình duyệt mà cần biên dịch thành JavaScript thông qua nhiều tips cụ thể như sau:
- Biên dịch trực tiếp trong Visual Studio, các trình soạn thảo khác nhau hoặc IDE.
- Biên dịch tại các task runner, ví dụ: Gulp.
- Biên dịch trong terminal nhằm sử dụng lệnh tsc.
Đối với những lập trình viên mới, tốt nhất nên biên dịch thành JavaScript bằng cách đơn giản nhất. Thông qua các câu lệnh tại file TypeScript main.ts
như:
tsc main.ts
tsc main.ts worker.ts
tsc *.ts
tsc main.ts --watch
# Will result in separate .js files: main.js worker.js.
# Compiles all .ts files in the current folder. Does NOT work recursively.
# Initializes a watcher process that will keep main.js up to date.
Những câu hỏi thường gặp về TypeScript
Ví dụ về TypeScript là gì?
TypeScript là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở và miễn phí được phát triển và duy trì bởi Microsoft.
TypeScript có dễ học không?
Đối với một người mới tìm hiểu về lập trình thì việc học TypeScript sẽ khó hơn một chút so với học JavaScript. Lý do là TypeScript được mở rộng, nâng cấp dựa trên JavaScript, vì vậy trước tiên bạn cần phải hiểu rõ cách hoạt động của JavaScript.
Lời kết
Với những thông tin vừa được Vietnix chia sẻ, phần nào đã giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác và chi tiết hơn về Typescript là gì, một mã nguồn mở đang được ứng dụng vô cùng phổ biến. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn sẽ biết cách sử dụng thông qua chức năng và ưu, nhược điểm vượt trội của mã nguồn mở này.