Trade marketing là gì? Vai trò của trade marketing

Nội Dung ChínhTrade marketing là gì?Vai trò của trade marketingSự khác biệt giữa trade marketing và brand marketingCác đối tượng của trade marketingNgười tiêu dùng – consumerKhách mua hàng – shopperPhân biệt người tiêu dùng và người mua hàngYếu tố cần thiết của một người làm trade marketingLời kết Trade marketing là gì? Có phải … Tiếp tục đọc Trade marketing là gì? Vai trò của trade marketing


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Trade marketing là gì? Có phải là những hoạt động bán hàng, giảm giá, truyền thông như bạn đã từng biết không? Thật sự đúng nhưng chưa đủ, hãy cùng Vietnix theo dõi trong bài viết bên dưới để hiểu thêm về khái niệm cũng như cách để triển khai trade marketing hiệu quả.

Trade marketing là gì?

Trade marketing“Tiếp thị thương mại” hướng đến việc tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm thông qua các nhà bán buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ.

Trade marketing là gì?
Trade marketing là gì?

Trade marketing còn được hiểu đơn giản là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Mục đích chính là hướng đến các kênh phân phối và điểm bán sản phẩm để thương hiệu sẽ tới tay người tiêu dùng thuận tiện nhất.

Mục tiêu của bất kỳ chiến dịch tiếp thị thương mại nào là bán sản phẩm cho các công ty khác, những người sau đó sẽ bán sản phẩm cho khách hàng. Trade marketing hiệu quả thể hiện giá trị độc đáo của sản phẩm đối với tất cả các bên liên quan – nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. 

Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng tiếp thị thương mại với các nhà bán lẻ để làm cho sản phẩm được trưng bày nổi bật, tăng không gian trên kệ của sản phẩm hoặc quảng bá sản phẩm thông qua các sự kiện tại cửa hàng.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Vai trò của trade marketing

Như vậy là bạn đã biết về khái niệm trade marketing là gì. Tiếp theo đây Vietnix sẽ giúp bạn hiểu được những chức năng mà trade marketing mang lại:

  • Tăng sự hiện diện trên thị trường của sản phẩm của bạn.
  • Giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
  • Xây dựng mối quan hệ với những đối tác kinh doanh lâu năm, giúp cho công việc kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
  • Cải thiện khả năng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng mới, tạo ra nhiều lợi nhuận ổn định. 
Vai trò của Trade Marketing
Vai trò của Trade Marketing là rất lớn và ảnh hưởng đến kinh doanh và sự phát triển của công ty

Sự khác biệt giữa trade marketing và brand marketing

Nhiều người dù đã biết Trade Marketing là gì nhưng đôi lúc vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm này với Brand Marketing. Vậy hãy cùng làm rõ 2 vấn đề này nhé: 

Phân biệt giữa trade marketing và brand marketing

Brand Marketing là quá trình xây dựng hướng đến mục đích người tiêu dùng để từ đó đưa ra đường hướng xây dựng, tiếp thị tên tuổi, uy tín của thương hiệu, giá thành sản phẩm,…. Hoạt động của Brand Marketing thường là các chiến dịch, TVC, tổ chức sự kiện,…

Ngược lại, Trade Marketing lại hướng đến người mua hàng hay các nhà bán lẻ để thúc đẩy quá trình kinh doanh thuận lợi. Các hoạt động chính của Trade Marketing sẽ diễn ra tại các điểm bán, chạy các chiến dịch giảm giá,…

Cụ thể hơn, Trade Marketing bao gồm nhiều cách mà các thương hiệu làm việc với các nhà bán lẻ thông qua các phương tiện truyền thông địa phương và tại các cửa hàng để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của họ.

Tóm lại, Brand Marketing và Trade marketing có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả người tiêu dùng và người mua hàng đều có trong chiến lược trade marketing hướng đến thì mới đẩy nhanh lượng hàng bán ra thị trường được.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Các đối tượng của trade marketing

Rất nhiều người thắc mắc các đối tượng liên quan trực tiếp và cả gián tiếp của trade marketing là gì?

Các đối tượng của trade marketing bao gồm:

  • Consumer – người tiêu dùng: Liên quan mật thiết đến brand marketing.
  • Shopper – người mua hàng: Đối tượng chính mà trade marketing hướng đến.
  • Customer – khách hàng: Nhóm người tiềm năng hướng đến của toàn hệ thống chiến lược sản phẩm của công ty.
Đối tượng của trade marketing
Đối tượng của trade marketing

Ngoài ra còn có point of purchase (POP) là nơi diễn ra các hoạt động marketing. Chính yếu tố và những địa điểm này cũng là nơi khách hàng quyết định mua sản phẩm trưng bày.

Người tiêu dùng – consumer

Người tiêu dùng trong trade marketing là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm dù cho họ có mua hàng hoặc không. 

Vì người mua sản phẩm đôi khi chỉ mua giúp theo nhu cầu của ai đó chứ không thực sự dùng. Còn người tiêu dùng mới chính là đối tượng cuối cùng trực tiếp sử dụng hàng hóa/dịch vụ đã mua. 

Khách mua hàng – shopper

Đối tượng khách mua hàng – shopper, là người cuối cùng đưa ra quyết định có mua sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu hay không. Tương tự, người mua hàng cũng có thể là người trực tiếp trải nghiệm hoặc không. 

Nếu như khách hàng là đối tượng chính sử dụng sản phẩm thì họ chính là đối tượng chính quyết định mua mặt hàng đó. Việc thực hiện trade marketing sẽ là công cụ để thuyết phục khách hàng chi “hầu bao”. 

Khách mua có thể băn khoăn ngay ở thời điểm mới bắt đầu. Nhưng nhờ các hoạt động thu hút của trade marketing, cụ thể như những chương trình ưu đãi có thể khiến họ thay đổi quyết định chi trả để mua được “lời” món hàng đó.

Bất kỳ lỗ hổng nào trong quá trình đó đều có thể dẫn đến việc bán hàng bị đình trệ và tăng chi phí dưới thông qua việc trả hàng, hết hạn hoặc trả lại hàng.

Phân biệt người tiêu dùng và người mua hàng

Ngoài làm rõ trade marketing là gì thì sự khác biệt cơ bản giữa khách hàng và người tiêu dùng, trong hoạt động tiếp thị được mô tả dưới đây:

  • Người mua hàng hoặc dịch vụ từ người bán được gọi là khách hàng. Người dùng sản phẩm đó hoặc dịch vụ được gọi là người tiêu dùng.
  • Khách hàng còn được gọi là người mua hàng trong khi người tiêu dùng là người sử dụng hàng hóa cuối cùng.
Người tiêu dùng là người sử dụng sản phẩm cuối cùng
  • Người mua hàng có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức kinh doanh. Trong khi người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một gia đình hoặc một nhóm người.
  • Người mua hàng thanh toán giá của sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng vẫn có thể đổi trả sản phẩm trong trường hợp đã mua nó thay cho bất kỳ người nào. Ngược lại, người tiêu dùng không nhất thiết là người mua trực tiếp sản phẩm, như trong trường mua làm quà tặng hoặc khi cha mẹ mua cho con mình sử dụng.
  • Người mua hàng hóa với mục đích bán lại, để làm gia tăng giá trị cho mục đích sử dụng cá nhân của mình hoặc thay mặt cho người khác. Ngược lại người tiêu dùng chỉ với mục đích tiêu dùng.
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Yếu tố cần thiết của một người làm trade marketing

Vai trò của một người làm trade marketing rất quan trọng trong việc tạo ra, duy trì và tối ưu hóa quy trình tiếp thị thương mại. Bởi đó là những người phát triển các chiến lược mạnh mẽ và giải quyết các yêu cầu và xu hướng của thị trường hiện tại. 

Người làm trade marketing cần yếu tố gì? 

Những yếu tố cần có ở một người làm trade marketing: 

  • Kinh nghiệm về tiếp thị, kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Khả năng phát triển các kế hoạch và chiến dịch tiếp thị.
  • Kỹ năng quản lý dự án, đa nhiệm và ra quyết định mạnh mẽ.
  • Sở hữu đầu óc tiếp thị dựa trên số liệu với con mắt sáng tạo.
  • Kinh nghiệm làm việc với các công cụ làm marketing hiệu quả.

Lời kết

Sau khi biết trade marketing là gì, vai trò cũng như những thông tin liên quan thì không thể phủ nhận nó đóng góp một phần hiệu quả vào sự phát triển thương hiệu bền vững. Hy vọng bạn đã có góc nhìn đầy đủ hơn về trade marketing cũng như biết cách triển khai tốt. chúc bạn thành công!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận