HR là gì? Những công việc của phòng nhân sự hiện nay
Nội Dung ChínhHR là gì?Những thuận lợi và thách thức trong ngành HRThuận lợi trong ngành HRThách thức nghề HRVai trò và trách nhiệm của HR đối với doanh nghiệpGiải quyết vấn đề nhân sự Tuyển dụng nhân sự mớiQuản lý nghỉ việcNâng cao năng suất làm việcPhòng nhân sự gồm những bộ phận nào?Công việc bộ … Tiếp tục đọc HR là gì? Những công việc của phòng nhân sự hiện nay
Hiện này đa số mọi người đều công nhận rằng HR là một ngành tiềm năng và quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nhưng rất ít ai biết thật ra HR là gì, vai trò và công việc của HR là gì? Vậy hãy cùng Vietnix tìm hiểu những thông tin về ngành HR qua bài viết dưới đây nhé!
HR là gì?
HR (Human Resources) là ngành quản trị nhân sự, viết tắt của Human Resources. Đây là bộ phận tuyển dụng, triển khai chính sách bồi dưỡng và duy trì nguồn nhân lực đồng thời đảm bảo chính sách, phúc lợi nhân viên nhằm xây dựng môi trường làm việc tốt giúp hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Content tuyển dụng là gì? Một số mẫu content tuyển dụng hay thu hút người đọc
Những thuận lợi và thách thức trong ngành HR
Mỗi ngành nghề đều có những thuận lợi và khó khăn, vậy những thuận lợi và khó khăn đối với ngành HR là gì?
Thuận lợi trong ngành HR
Mục tiêu lớn nhất mà người làm ngành HR muốn hướng tới là tuyển chọn, đào tạo và tổ chức quản lý nhân viên bền vững. Vì vậy bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, họ có tính cách, sở thích hay định hướng công việc khác nhau giúp bạn rèn luyện tự tin và khả năng giải quyết vấn đề trong giao tiếp.
Hơn thế nữa nếu như bạn đưa ra được chính sách có tác động tích cực nhằm cải thiện và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên và công ty giúp mọi người cùng nhau làm việc hiệu quả thì chắc chắn bạn sẽ được mọi người yêu quý và được tăng lương, tăng thưởng.
Vai trò của người làm ngành HR trong công ty hết sức quan trọng, công ty có những người tài năng quyết định phát triển của công ty hay không chính là bắt nguồn từ việc tuyển chọn của bộ phận HR.
Thách thức nghề HR
Làm ngành nhân sự, bạn luôn phải đối mặt với việc cân bằng hài hòa giữa lợi ích người lao động và công ty. Để được như vậy đòi hỏi bạn phải có sự tinh tế, khéo léo và lanh lợi để đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề.
Bạn sẽ phải gặp vấn đề làm sao để tuyển chọn nhân tài cho công ty, năng suất công việc nhân viên thấp thì phải tổ chức tìm kiếm, tuyển dụng những ứng viên phù hợp với công việc.
Hơn thế nữa bạn phải giải quyết những trường hợp nghỉ phép, nhân viên nghỉ việc giữa chừng hoặc đình công. Không chỉ vậy, bạn phải đắn đo xem lương thưởng, lương tăng ca hay phàn nàn của nhân viên về lương mình nhận được,…
Vai trò và trách nhiệm của HR đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, HR là ngành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển và hướng đi của doanh nghiệp.
Giải quyết vấn đề nhân sự
Bộ phận nhân sự thực hiện việc giám sát công việc thường ngày của nhân viên; giải quyết vấn đề về tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi, các khoản đầu tư của nhân viên. Họ xây dựng các chính sách nhân sự, các chương trình chăm sóc sức khỏe và lợi ích của nhân viên.
Nhân viên ngành HR là đầu mối liên lạc khi xảy ra tai nạn, thương tích không may đối với người lao động trong doanh nghiệp. Họ cũng là người giải quyết khi có xung đột xảy ra giữa các nhân viên với nhau cũng như giữa nhân viên và doanh nghiệp.
Tuyển dụng nhân sự mới
Một trong các nhiệm vụ của nhân viên ngành HR là tuyển dụng nhân sự mới. Bao gồm đăng tin thu hút tuyển dụng, tìm kiếm và sàng lọc các ứng viên tiềm năng, phỏng vấn đánh giá ứng viên và cuối cùng là lựa chọn ứng viên phù hợp.
Quản lý nghỉ việc
Bộ phận nhân sự xử lý quy trình nghỉ việc khi có nhân viên bị buộc thôi việc hoặc chủ động xin dừng hợp đồng, xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, tài liệu bàn giao, hợp đồng,…
Nâng cao năng suất làm việc
Bộ phận nhân sự tổ chức, xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và năng suất làm việc, bên cạnh đó tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và tích cực.
Phòng nhân sự gồm những bộ phận nào?
Bạn có thắc mắc công việc của ngành HR là gì hay không? Thực tế thì tùy thuộc từng bộ phận mà nhân viên HR sẽ đảm nhiệm công việc khác nhau.
Công việc bộ phận tuyển dụng
- Lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng phù hợp nhu cầu hoạt động, phát triển của doanh nghiệp.
- Đưa thông tin tuyển dụng đến gần hơn với ứng viên qua các kênh truyền thông.
- Tạo mối liên kết với nguồn cung ứng nhân lực như trường Đại học, Cao đẳng, trường đào tạo nghề,… phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đề xuất với cấp trên các ý tưởng nâng cao chất lượng công việc của nhân viên tại doanh nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp lý tuyển dụng.
Công việc bộ phận tiền lương
- Hạch toán tiền lương và chế độ chính sách phúc lợi có liên quan cho nhân viên.
- Tính toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên đóng thuế theo quy định pháp luật.
- Thông báo ca làm việc, chính sách khác cho nhân viên.
- Thông báo quyết định về lương, thưởng và báo cáo có liên quan đến nhân viên.
Công việc bộ phận quản lý hợp đồng
- Kiểm soát hợp đồng lao động cho nhân viên.
- Hướng dẫn, giải thích nhân viên mới nắm rõ về hợp đồng lao động, thỏa thuận tiền lương và chính sách phúc lợi tại doanh nghiệp.
- Quản lý, theo dõi chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định.
- Thống kê báo cáo theo định kỳ và thực hiện các chỉ thị từ cấp trên đưa xuống.
Công việc bộ phận bảo hiểm
- Thực hiện việc đăng ký và trích tiền lương nộp các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… cho nhân viên.
- Giải quyết các vấn đề về ốm đau, thai sản cho nhân viên.
- Làm thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên theo quy định nhà nước.
Công việc bộ phận đào tạo
- Lập kế hoạch và triển khai đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để phù hợp với công việc.
- Lên kế hoạch và đảm bảo kế hoạch đào tạo đúng thời hạn và đạt chất lượng.
- Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của nhân viên.
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao mặt bằng chung của nhân viên.
- Tổ chức, chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các chương trình đào tạo nhân viên.
- Hướng dẫn nội quy, quy định và văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới.
Ngành nhân sự có mấy ngành chính?
Hiện nay, ngành nhân sự tại Việt Nam đang chia thành 2 ngành chính là Quản trị nhân sự và Quản trị nguồn lực.
- Quản trị nhân sự: Quản trị nhân sự là vị trí liên quan tới quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động.
- Quản trị nguồn nhân lực: Công việc này mang tính chiến lược hơn, ví dụ: phát hiện và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân sự,…
Đế so sánh công việc giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực thì vị trí quản trị nguồn nhân lực ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài 2 vị trí chú yếu trên, ngành nhân sự còn có các nghề khác như: Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên, tư vấn quảng cáo tuyển dụng, tư vấn chiến lược nhân sự,…
Mức lương của HR là bao nhiêu?
Sau khi nắm HR là gì thì mọi người sẽ quan tâm đến mức lương của nó. Dưới đây là mức lương tham khảo cho từng vị trí:
- Giám đốc nhân sự: Là vị trí mọi người hướng tới với mức lương khoảng 30-100 triệu/tháng. Đạt tới vị trí này đa số là thạc sĩ quản trị kinh doanh có kinh nghiệm từ 10-25 năm.
- Giám đốc khu vực: Chịu trách nhiệm khu vực mà mình phụ trách và hỗ trợ giám đốc nhân sự, mức lương từ 25-80 triệu/tháng. Thạc sĩ quản trị kinh doanh kinh nghiệm 15-20 năm sẽ nắm giữ vị trí này.
- Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: Mức lương từ 20-40 triệu/tháng, đảm nhiệm việc phúc lợi, bồi thường cho nhân viên. Yêu cầu có kinh nghiệm 8-12 năm, tốt nghiệp kế toán, quản lý nhân lực,…
- Trưởng phòng nhân sự: Mức lương khoảng 15–45 triệu/tháng, là người tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty. Với kinh nghiệm 3-8 năm, là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự thì bạn có thể làm vị trí này.
- Phó phòng nhân sự: Hỗ trợ, thực hiện công việc do trưởng phòng phân công, mức lương 12-30 triệu/tháng. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm từ 3-6 năm.
- Giám sát nhân sự: Mức lương khoảng 10-20 triệu/tháng. Họ là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự với kinh nghiệm 2-5 năm. Công việc là tạo môi trường làm việc năng động và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển.
- Chuyên viên nhân sự: Mức lương khoảng 5-12 triệu/tháng, vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự với kinh nghiệm 2–5 năm.
Các kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành HR
Để trở thành một người trong ngành HR thành công cần có những kỹ năng nhất định. Vậy kỹ năng trong ngành HR là gì ? cùng Vietnix tìm hiểu nhé.
Kỹ năng giao tiếp
Có thể nói kỹ năng giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của ngành HR. Người trong ngành HR tiếp xúc với nhiều bộ phận khác nhau nên lời ăn tiếng nói, cách giao tiếp cũng như câu hỏi đưa ra của họ vô cùng quan trọng.
Họ là người nhận lệnh từ cấp trên sau đó khéo léo làm một chuyên gia tâm lý tiếp xúc với người lao động. Hơn thế nữa, phải biết cách đặt câu hỏi, giao tiếp tốt để có thể tuyển chọn được nhân viên tiềm năng phù hợp với nhu cầu công ty.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Chính vì vai trò của nhân viên nhân sự rất quan trọng, thay mặt doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề, thắc mắc giữa nhân viên với nhau và nhân viên với doanh nghiệp. Do đó, họ phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục để giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất.
Giải quyết vấn đề và xử lý tình huống hợp lý
Khi làm việc không tránh khỏi những tình huống phát sinh xảy ra giữa doanh nghiệp và người lao động. Thế nhưng bạn cần phải giữ một cái đầu lạnh để có thể giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất để tạo môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả.
Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian một ngày là có hạn, công việc thì vô hạn vì vậy bạn cần phải biết cách quản lý thời gian, tạo một thời gian biểu hợp lý. Hơn thế nữa làm HR bạn phải chịu áp lực từ rất nhiều phía, đối mặt với nhiều vấn đề vì vậy trước khi quản lý ai đó bạn phải quản lý được thời gian biểu của mình
Đọc vị người đối diện
Kỹ năng đọc vị người đối diện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên nhân sự. Khi tham gia phỏng vấn ứng viên, nếu nắm bắt tâm lý đúng sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận và đánh giá chính xác được tiềm năng mà bạn họ có thể đem đến cho doanh nghiệp.
Có tầm nhìn
Là nhân viên ngành HR bạn phải có một tầm nhìn xa và rộng. Khi bạn có tầm nhìn bạn sẽ biết doanh nghiệp của bạn cần gì? Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là gì? Để từ đó bạn có thể tuyển dụng được những nhân tài phù hợp với công ty bạn mong muốn.
Kỹ năng tổ chức
Kỹ năng tổ chức cũng là một phần quan trọng với các chuyên gia HR. Trong công việc, HR phải giải quyết vấn đề nhân sự từ tuyển dụng đến sa thải nhân viên, đưa ra kế hoạch tuyển dụng hay giải quyết những thắc mắc về công việc cũng như vấn đề cá nhân của nhân viên.
Kỹ năng thích ứng
Là một người làm ngành HR thì kỹ năng thích ứng là một điều không thể thiếu. Có rất nhiều vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong quá trình làm việc cũng như tuyển dụng. Chính vì vậy bạn phải thích ứng được với nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận vị trí nào?
Là sinh viên, bạn muốn tìm hiểu và nộp CV để trở thành nhân viên bộ phận HR nhưng bạn chưa biết mình vị trí phù hợp trong ngành HR là gì? Dưới đây là những vị trí trong ngành HR mà sinh viên có thể đảm nhận:
Vị trí HR Admin( Hành chính)
Công việc của HR Admin liên quan tới giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, quản lý tài sản trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên như xe đi lại, máy tính,báo cáo kiểm kê tài sản,…
Vị trí tuyển dụng
Công việc cụ thể là tìm kiếm, sàng lọc các CV xin việc để tìm ra ứng viên phù hợp sau đó lên lịch phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Tiếp theo thực hiện các bài kiểm tra năng lực để tìm ra người phù hợp mà công ty đang cần.
Sau khi ứng viên được nhận làm, bạn sẽ cung cấp các thông tin về quyền và nghĩa vụ cũng như định hướng cho nhân viên mới.
Vị trí tính lương
Nhiệm vụ của vị trí này là quản lý hệ thống tính toán lương, thưởng dựa trên năng lực và chính sách của công ty cho các nhân viên như nhân viên mới, giờ nghỉ phép, giờ tăng ca, thái độ làm việc, đóng góp tích cực cho công ty,…
Những câu hỏi thường gặ về Human Resources là gì?
7 chức năng nhân sự là gì?
Dưới đây là 7 chức năng của ngành Human Resource bạn cần biết:
– Tuyển dụng nhân sự.
– Đào tạo và phát triển nhân viên.
– Giữ quan hệ tốt đẹp giữa công nhân viên.
– Duy trì văn hóa Công ty.
– Quản lý quyền lợi nhân viên.
– Tạo môi trường làm việc an toàn.
– Xử lý các hành động kỷ luật.
Nhân sự có phải là một nghề tốt?
Nhân sự (HR) hay quản lý nhân tài, như HR ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, là một nghề luôn được xếp hạng cao trong danh sách những nghề nghiệp tốt nhất .
US News & World Report xếp vị trí chuyên gia nhân sự thứ 17 trong danh sách Công việc Kinh doanh Tốt nhất và là một trong 100 Công việc Tốt.
Lời kết
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin về ngành HR là gì mà Vietnix muốn gửi đến cho bạn. Nếu bất cứ câu hỏi nào bạn còn đang thắc mắc về ngành HR thì hãy comment bài viết dưới đây, Vietnix sẽ trả lời bạn sớm nhất nhé!