CTA là gì? 5 cách tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi | Việt Nét
Trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, thuật ngữ CTA là gì được nhiều marketer quan tâm. Trên thực tế, đây là bước cuối cùng của mỗi chiến dịch bán hàng, nhằm mục đích thúc đẩy hành động của người đọc dẫn đến việc mua sản phẩm.
CTA là gì?
CTA (call to action) trong marketing được hiểu là “kêu gọi hành động” từ khách hàng. Thuật ngữ này được tạo ra để ám chỉ việc thúc đẩy khách hàng tạo ra một phản ứng/hành động ngay thời điểm đó.
Nhìn chung, trong chiến dịch quảng cáo, CTA bao gồm các danh mục chính:
- Cuộc gọi tức thời.
- Đăng ký gói dịch vụ.
- Xem các bài viết hoặc nội dung khác.
Call to action là gì? Có thể hiểu đơn giản, CTA tạo nên tỷ lệ chuyển đổi biến độc giả trở thành một khách hàng mới cửa tổ chức/doanh nghiệp.
Vai trò của CTA
Có thể nói, trong quảng cáo trực tuyến như (Google Ads, Facebook Ads,…), CTA đóng vai trò quan trọng và tất yếu cho mỗi chiến dịch.
Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu đôi chút về CTA là gì, trong truyền thông/quảng cáo nó có vai trò như thế nào? Hai vai trò chính của CTA:
Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
- Call to action có vai trò dẫn lối cho khách hàng đi theo một quy trình đã được công ty/doanh nghiệp đề ra. Nhằm đưa độc giả đến gần với mục tiêu cuối cùng mà chiến lược quảng cáo hướng đến (có thể là mua hàng, đăng ký dịch vụ,…).
- Nếu việc này được thực hiện tối ưu có thể mang đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp từ việc tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả của chiến lược.
Tối ưu trên bảng xếp hạng Google
- Hiểu được Call to action là gì tăng tỷ lệ lên lọt top 10 của Google và tiếp cận được nhiều độc giả làm nền tảng cho khả năng chuyển đổi.
- Về cơ bản, CTA có liên hệ mật thiết với SEO của website. Nhìn chung, nếu bạn có thể tối ưu tốt SEO thì tỷ lệ chuyển đổi cũng được tăng khá nhiều. Khi đó, sản phẩm/dịch vụ sẽ được nhiều người quan tâm và tăng lợi nhuận.
Các loại CTA thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường quảng cáo trực tuyến, CTA hay Call to action là gì? được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới marketer. Có thể chia làm hai mục: Hình thức và phân loại cụ thể.
Hình thức
Đối với Marketing Online, CTA thường được sử dụng nhiều dưới 3 danh mục:
- Nội dung chữ: Cách kêu gọi hành động dựa trên văn bản kết hợp link liên kết (anchor text) đến một trang khác. Mục đích tạo động lực, kích thích khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ.
- Hình ảnh: Cách kêu gọi hành động bằng hình ảnh (có thể là banner), song song với đó là chèn link liên kết.
- Nút hành động (button): Được tạo bởi các loại hình ảnh nút, plugin, CSS,…
Phân loại cụ thể
Dựa trên định nghĩa CTA là gì, Việt Nét đề ra 6 phương pháp call to action thành các loại thông dụng:
- Giải quyết vấn đề: Đưa ra khẳng định cam kết, hứa hẹn sẽ giải quyết được các vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang vướng phải.
- Công nhận vấn đề: Đề ra các con số, sự kiện, bằng chứng, thời gian xác thực để tạo sự tín nhiệm, đồng thời củng cố lòng tin của khách hàng.
- Sự tò mò: Lúc này, bạn chỉ cung cấp phần thông tin sơ lược (có yếu tố bí ẩn gây tò mò) và hướng khách hàng đến một liên kết mới – tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Mốc thời gian: Đưa ra các ưu đãi bằng mã giảm giá với thời hạn cụ thể, kích thích khách hàng bắt đầu hành động.
- Sáng tạo: Dạng CTA không dựa trên khuôn khổ, nhưng nội dung cần chất lượng và có tính hấp dẫn, thu hút cao.
- Giá trị và lợi ích: Cung cấp thông tin về các quyền lợi đặc biệt, khách hàng sẽ bị tác động tâm lý mạnh hơn bởi các lợi ích trước mắt. Từ đó tăng khả năng click tạo các chuyển đổi cao.
Cách tối ưu CTA thu hút nhất
Các cách tối ưu Call to action thu hút, chiếm trọn ánh nhìn của độc giả:
- Dạng nút hành động: Hình thức CTA thông dụng và quen thuộc đối với khách hàng trực tuyến. “Nút hành động” tạo lời kêu gọi mạnh hơn dễ tăng tỷ lệ click và chuyển đổi.
- Thiết kế ấn tượng: Màu sắc là yếu tố bắt mắt tốt nhất, bạn có thể chọn các màu đỏ, cam, xanh,… và cần liên quan đến ý tưởng thiết kế giao diện web trước đó.
- Nội dụng cụ thể: Ví dụ “Tìm hiểu ngay CTA là gì?” thay vì “Tìm hiểu ngay”. Điều này sẽ cho độc giả biết chính xác thông tin cần tìm kiếm, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Vị trí hợp lý: Tại các vị trí bạn đề ra quyền lợi cho khách hàng, ⅓ nội dung, cuối một phần nội dung, có thể chèn nhiều CTA (1 đến 3 lần) trong một bài viết.
- Kiểm tra hiệu quả: Bạn có thể cho chạy CTA mới liên tục để xác định độ hiệu quả và tối ưu của nó như thế nào, khi đó có thể đánh giá được một CTA tốt hay chưa.
Các từ (word) giúp tăng tỉ lệ CTA
Các từ (word) mà bạn có thể tham khảo để tăng tỷ lệ Call to action cho website:
- Mua ngay.
- Đăng ký ngay.Gọi ngay đến hotline.
- Nhắn tin ngay.
- Tư vấn miễn phí.
- Tư vấn ngay.
- Dùng thử miễn phí.
- Đọc thêm.
- Thông tin liên quan.
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ về CTA là gì và 5 lưu ý để tạo ra nút hành động thu hút, bắt mắt. Hy vọng, Việt Nét đã mang đến bạn những nội dung có giá trị hữu ích.