Sự khác nhau giữa Post và Page trong WordPress | Việt Nét
Post và Page trong WordPress là những thành phần căn bản đối với một website nói chung và WordPress nói riêng. Đóng vai trò quan trọng để phát triển website của bạn tiếp cận đến nhiều người thông qua việc tối ưu SEO, quảng cáo,… Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về Post và Page trong WordPress để nắm thêm nhiều thông tin cần thiết mà chưa chắc bạn đã biết. Theo dõi ngay dưới đây nhé.
Page trong WordPress là gì?
Page là loại nội dung tĩnh “one-off”, thường là các trang giới thiệu, trang chính sách, thông tin liên hệ, trang dịch vụ,… Khác với Post, thì Page dùng để tạo các trang chức năng có cấu trúc cha con và hiển thị một cách độc lập. Vì vậy, theo mặc định thì page sẽ không có trong RSS feed.
Người dùng có thể thêm và chỉnh sửa page trong WordPress thông qua qua menu Pages trong Dashboard WordPress như hình dưới đây:
Thường thì page ít khi hướng đến các mạng xã hội, nên theo mặc định sẽ không có các nút social sharing trên page. Tương tự, page cũng thường không có comment. Điều này cũng dễ hiểu vì chắc chắn bạn không muốn các trang dịch vụ hay chính sách của mình chứa nhiều bình luận phản cảm hay không liên quan đến chủ đề.
Một điểm khác nhau chính giữa post và page trong WordPress là: Page có thuộc tính thứ bậc (hierarchical). Ví dụ một page có thể bao gồm nhiều subpage khác nhau, và ta có thể dễ dàng đặt một page thành subpage bằng cách chọn parent page từ Page Attributes trong quá trình tạo/chỉnh sửa page.
Ngoài ra WordPress cũng cho phép người dùng tự do tạo các template riêng cho page thông qua theme. Việc này cho phép các developer dễ dàng tùy chỉnh giao diện, thiết kế của từng page nếu cần thiết, đặc biệt là với các landing page hay gallery page.
Bên cạnh đó, page cũng hỗ trợ thêm tính năng Order, cho phép người dùng tùy chỉnh thứ tự của trang thông qua việc gán các số thứ tự cụ thể. Một số plugin như Simple Page Ordering cũng cho phép chỉnh sửa thứ tự thông qua các thao tác kéo-thả cơ bản.
Post trong WordPress là gì?
Post là nội dung blog được liệt kê theo thứ tự thời gian ngược (thông tin mới nhất sẽ ở đầu danh sách). Nếu đang sử dụng WordPress cho blog thì hầu hết nội dung của website đều được xây dựng trên post.
WordPress cho phép người dùng thêm và chỉnh sửa blog từ menu Posts trong Dashboard như hình dưới đâyost
Ngoài ra, người dùng cũng có thể tổ chức lại các post dựa theo category và tag có trong WordPress.
Mỗi post trong WordPress khi xuất bản đều lưu trữ thông tin ngày và giờ cụ thể, do đó nó được cung cấp thông qua RSS feed. Mỗi khi có bài viết mới, các độc giả có thể nhanh chóng nhận được thông báo qua RSS feed này. Ngoài ra, blogger cũng có thể sử dụng RSS feed để gửi email thông qua các dịch vụ như Constant Contact, Aweber, hay MailChimp hoặc tạo bản tin hàng ngày cho khách truy cập đăng ký.
Bên cạnh đó, ta còn có thể sử dụng thêm nhiều plugin social sharing để khách truy cập có thể dễ dàng chia sẻ post lên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter hay Linkedin,…
Theo mặc định, post trong WordPress đi kèm với các tính năng như comment, pingback và trackback để tăng tương tác với khách truy cập. Nếu muốn tắt tính năng comment, bạn có thể vào Settings > Discussion. Mỗi post cũng đều có thông tin cụ thể về tác giả của nội dung.
Thông tin cần biết về Page trong WordPress
Trang không có categories và thẻ tag như bên post. Mục đích khi sử dụng trang là để đăng tải nội dung chung như các trang dịch vụ, chính sách, liên hệ, giới thiệu,… mà không cần phải phân loại theo danh mục.
- All Pages: Tất cả trang
Tại đây, bạn có thể xem tất cả các trang đã được tạo trên website của bạn. Ngoài ra, bạn có thể xem trước, chỉnh sửa hoặc xóa trang.
- Add new page: Tạo trang mới
Phần này, giúp bạn tạo một trang hoàn toàn mới, bạn có thể tạo bằng cách:
Truy cập vào Dashboard WordPress > Page > Add New.
Các tính năng của Page giống với Post nhưng chỉ là không cấu trúc chuyên mục. Mà sử dụng cấu trúc cha con (Parent Page). Ngoài ra, hiện nay các trang được tích hợp với nhiều plugin Page Builder giúp bạn dễ dàng tạo ra các trang đẹp và chuyên nghiệp hơn như Elementor, WP Bakery Page,….
Sự khác nhau giữa post và page trong WordPress
Dưới đây là một số điểm khác nhau chính giữa post và page trong WordPress:
Post | Page |
---|---|
Cấu trúc theo category và tag | Cấu trúc theo Parent Page |
Có trong RSS Feed | Không có trong RSS Feed |
Có tác giả và ngày xuất bản | Không có thuộc tính này |
Tự động xuất hiện trên website | Cần phải được cài đặt các trang để làm giao diện |
Không có template | Có thể áp dụng template với một số theme |
Tuy nhiên những sự khác nhau của page post kể trên đều chỉ mang tính tương đối. Các tính năng của post và page trong WordPress có thể được mở rộng dễ dàng thông qua các plugin.
Ngoài ra, post và page có một số điểm chung như sau: Cả hai đều được sử dụng cho mục đích xuất bản nội dung. Người dùng có thể thêm văn bản, hình ảnh, form… vào post và page. Bên cạnh đó, hai thành phần này đều bao gồm một meta-field chứa featured image.
Khi nào sử dụng Post và Page trong WordPress?
Khi nào nên sử dụng Post?
Post được biết đến là bài viết (bài đăng) trong WordPress, thường được sử dụng để đăng tải các bài viết chia sẻ kiến thức, tin tức, thông tin, sự kiện,… và phân loại các bài viết theo từng chuyên mục (Category) và thẻ tag để người dùng có thể tìm kiếm các thông tin liên quan nhanh và dễ dàng hơn.
Và post đa năng hơn so với page và là nơi soạn thảo văn bản chính mà các webmaster thường sử dụng để thực hiện tối ưu SEO website của mình.
Khi nào nên sử dụng Page?
Page (Trang) thường được sử dụng để xây dụng các nội dung ít có tính cập nhật, sô lượng ít và không cần phải phân loại chuyên muc. Như trang chủ, giới thiệu, liên hệ, các trang dịch vụ,…
Ví dụ: Hosting Giá Rẻ, Business Hosting, Web Hosting là các trang dịch tại Việt Nét
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến liên quan đến post và page trong WordPress:
- Số lượng Post/Page tối đa là bao nhiêu? Số lượng post và page trong WordPress không bị giới hạn.
- Lợi ích về SEO của post và page? Các công cụ tìm kiếm thường đánh giá cao các nội dung được tổ chức cụ thể. Nói chung thì khác biệt cũng không quá lớn, và những người mới không cần quá quan tâm đến sự khác nhau về SEO giữa post và page.
- Nên tạo page nào trên website/blog? Tùy vào loại blog/website của mỗi người dùng mà ta có thể lựa chọn nên sử dụng page nào trên website.
- Có thể chuyển đổi giữa post và page không? Nếu bạn vô tình nhầm lẫn giữa post và page thông qua các plugin có thể chuyển đổi loại post.
- Ngoài post và page thì WordPress còn có những loại nội dung nào khác? Có nhiều loại nội dung khác nhau trên WordPress, bao gồm file đính kèm, bản sửa đổi, menu điều hướng,… nhưng cách sử dụng không giống với post và page trong WordPress. Ngoài ra, WordPress cũng cho phép các developer tự tạo loại nội dung cho riêng mình thông qua plugin.
Ví dụ, các website sử dụng WooCommerce hoàn toàn có thể sử dụng thêm post Products cho website của mình.
Lời kết
Qua bài viết về Post và Page trong WordPress này, Việt Nét hy vọng bạn có thể hiểu hơn và biết phân biệt giữa 2 thành phần post và page. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể bình luận phía dưới bài viết này nhé.
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau: